NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 110

Quả nhiên, Uy Mục làm vua chưa đầy năm năm, các công thần

cũ của nhà Lê từ Thanh Hoá đã đem quân ra kinh giết chết. Lương
Đắc Bằng cùng khởi binh trong chuyến ấy. Lê Tương Dực được
tôn lên nối ngôi. Chẳng ngờ, Tương Dực với Uy Mục cũng một
phường bạo chúa như nhau. Làm vua chưa đầy một năm, Lương
Đắc Bằng đang làm quan Lại bộ tả thị lang đã phải dâng mười bốn
cách bình ổn đất nước
(Tri binh thập tứ sách) can Tương Dực chớ
phung phí của công, đổ tiền vào xây Đại Điện bắt dân chúng phải
sưu cao thuế nặng phục dịch khiến cho trăm quan lớn nhỏ đua
nhau vơ vét, ngang nhiên tham nhũng. Tương Dực không nghe. Được
vài năm, Tương Dực bị triều thần giết nốt. Từ bấy giờ, quan lại
trong triều chia bè phái mưu tính việc phế lập vua, đem quân đánh
lẫn nhau. Dân chúng cùng cực không biết thế nào nói hết được.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người giỏi xét đoán việc đời, thấy bốn

biển đắm chìm trong cơn li loạn thì đau lòng thương cho dân cho
nước. Lương Đắc Bằng mất. Ông thay thầy trông nom con thầy
là Lương Hữu Khánh và tiếp tục việc truyền dạy học trò, chứ nhất
định không chịu ra thi làm quan, mưu đục nước béo cò như người
khác. Đầu năm Quý Mùi (1523), bọn Trịnh Tuy ở Thanh Hoá
chống nhau với Mạc Đăng Dung ngoài Bắc. Hai bên đều có ý đem
vua Lê Chiêu Tông ra làm mộc để đánh nhau. Bỉnh Khiêm giận lắm
bảo đám học trò:

- Bọn ta sinh ra phải thời loạn lạc. Núi xương sông máu trăm họ đã

đầy khắp, thế mà nhiều người vẫn muốn mượn gió bẻ măng,
giao tranh hỗn chiến mãi chưa thôi. Giận thay!

Năm Đinh Hợi (1527), sau khi diệt trừ xong các phe phái không

ăn cánh, Mạc Đăng Dung lên ngôi vua lập ra nhà Mạc. Việc nước tạm

n được ít lâu. Triều đình mở khoa thi kén nhân tài. Bạn bè đều

khuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm ra ứng thi đem tài học giúp ích cho dân
nước. Trông chừng thế sự vẫn suy đồi, triều thần đầy rẫy lũ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.