NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 111

tham quan ô lại nên ông lưỡng lự chưa nghe. Sau vì cha mẹ già
muốn con để tiếng với đời, ông không đành lòng trái ý, miễn cưỡng
lều chõng lên đường. Năm Canh Dần (1530), đời Mạc Đăng Doanh,
ông thi Hương đậu Giải nguyên. Năm sau, ông đi thi Hội, vào đến kì
đệ tam thì được tin mẹ ốm bèn bỏ thi cáo về. Năm năm sau đến
khoa Ất Mùi (1535), ông mới lại vào thi Hội đỗ Hội nguyên, thi Đình
đỗ Trạng nguyên. Bấy giờ, ông đã bốn mươi tư tuổi. Vua Mạc trọng
ông lắm bổ ngay làm Hình bộ tả thị lang, sau đổi sang Lại bộ tả thị
lang kiêm Đông các đại học sĩ. Làm quan ở triều được tám năm,
đến đời Mạc Phúc Hải, thấy đại thần lắm kẻ lộng quyền, rông rỡ
đục khoét, ông bèn dâng sớ xin chém mười tám lộng thần đều là
những kẻ quyền quý cả. Vua Mạc không nghe. Ông trả lại mũ áo, cáo
quan về làng mở trường dạy học.

Ông dựng một cái am con bên hồ đặt tên là am Bạch Vân và lấy

tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Ông cho bắc hai cầu gỗ làm chỗ chơi
mát gọi là cầu Nghênh Phong và cầu Trường Xuân. Lại lập một
quán bên bờ sông Tuyết Giang đặt tên là quán Trung Tân, dựng bia
nói rõ ý mình.

Ông vốn là người tha thiết với việc dân việc nước. Hiềm vì nỗi

triều đình đổ nát, trăm quan hư hỏng, ông không muốn đem thân
vào chốn đua chen nịnh hót, dần sa mình vào đám bùn nhơ ô uế.
Bởi thế, tuy buộc lòng phải xa lánh công danh về ẩn dật, ông vẫn
đem hết tài trí truyền cho đám học trò, ngầm mong họ sẽ thay
ông ra giúp đời cứu nước. Nhiều học trò danh tiếng của ông như
Lương Hữu Khánh, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Trương Thời
Cử sau này quả đã nối được chí thầy.

Nguyễn Bỉnh Khiêm về chí sĩ. Vua Mạc tiếc lắm, nhiều lần

cố vời. Nhưng thấy trong nước lắm bè đảng xâu xé tranh quyền
gây nạn đao binh tàn hại muôn dân, ông nhất định chối từ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.