NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 109

Đ

ó là tên người đời vẫn gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm vì ông đỗ Trạng
nguyên, sau được phong đến tước Trình Quốc Công.

Ông người làng Trung An, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).

Thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Văn Đình, thân mẫu là
bà Từ Thục, con gái quan Hộ bộ Thượng thư Nhữ Văn Lân. Khiêm
sinh năm Tân Hợi (1491) đời vua Lê Thánh Tông, mặt mũi khôi ngô,
tư cách khác người. Một tuổi, Khiêm đã nói sõi; lên năm tuổi, bà Từ
Thục dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ chữ nôm, Khiêm học
đâu nhớ đấy không quên chữ nào. Lớn lên, có ông bảng nhãn Lương
Đắc Bằng mở trường dạy học ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng
Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Học trò bốn phương đến học đông lắm.
Bố mẹ liền cho Nguyễn Bỉnh Khiêm vào theo học. Khiêm đã sáng
dạ thông minh lại nết na chăm chỉ nên được thầy rất khen. Bấy
giờ, vua Lê Thánh Tông đã mất (1497). Trải qua các đời vua Hiến
Tông

(7)

, Túc Tông

(8)

đến Lê Uy Mục thì nhà Lê đã suy đồi quá

lắm. Uy Mục ngày thì bắt quân lính đánh giết lẫn nhau làm trò
giải trí, đêm thì rượu chè tuý luý, chém người hầu rượu để mua vui.
Sứ Minh sang phong đã làm thơ gọi Uy Mục là “vua quỷ”. Uy Mục còn
bắt dân phu binh lính xây cung điện nguy nga, lại dung túng cho họ
hàng bên ngoại chuyên quyền, vơ vét khiến cho trăm họ điêu đứng,
kẻ trung thần thì bực tức. Lương Đắc Bằng đã có lần bảo Khiêm:

- Nhà vua yêu thương kẻ ngoại thích

(9)

để cho bọn xu nịnh tung

hoành, xa rời người ngay thẳng làm cho kẻ cương trực bỏ trốn; tước
đã hết sạch mà muốn ban thưởng nữa chưa thôi, dân dã khốn
cùng mà muốn vơ vét thêm chưa thoả; thuế má thu nhặt từng cái tơ
cái tóc, tiền bạc thì phung phí như đất như bùn; đãi công thần
như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác; bạo ngược như thế sao giữ
được ngôi báu!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.