quan, có người đến tước quận công. Năm Trác lên mười, bố là quan
Ngự sử Lê Hữu Mưu đưa lên học ở Thăng Long, ngầm mong cậu
Chiêu Bảy nối nghiệp nhà.
Hồi ấy, Trác hay được cha dắt vào cấm thành. Lầu son gác
tía trùng trùng, nhìn choáng cả mắt. Ngoài cung điện, lính tráng
chầu chực, kiệu võng các quan qua lại như mắc cửi. Vậy mà những
năm sau, mỗi lần vào thăm cung vua, điện đài vẫn đấy nhưng ngoài
điện trong triều vắng vẻ, cỏ mọc lên thềm. Trong khi đó, bên phủ
chúa: cung gác nhà chúa, dinh Chánh Đường và Lục phiên
một san sát quanh co, toà ngang dãy dọc. Thị vệ trấn giữ cửa cung,
quân lính canh gác dinh thự ngày đêm thay nhau xét hỏi những ai ra
vào. Tiếng người giữ cửa truyền báo rộn ràng. Quan lại ở Thanh -
Nghệ ra, ở nội trấn
ngoại trấn
về đều đến chầu, tấp nập
như đi chợ. Tiếng xôn xao loang dần khắp kinh thành:
- Nhà Chúa chuyên quyền lấn át. Nhà vua có nước mà không
được dự, phải khoanh tay rủ áo ngồi trên ngai vàng.
Trong cung điện thì vua, chúa giành giật nhau bá quyền. Ngoài
đường phố Thăng Long nhan nhản bọn “sinh đồ ba quan”
thời chỉ biện bác lém lỉnh mấy câu học lỏm bọn “tri phủ mấy
nghìn”
cậy tiền mua danh, theo đòi hóng hớt, chẳng ích gì cho
người đời. Chúa Trịnh Giang mê say tửu sắc, bị bệnh sợ ánh sáng.
Kinh thành cấm đèn đóm ban đêm rất ngặt. Kế đến xảy ra nội
biến trong vương phủ: anh em nhà chúa tranh đoạt nhau ngôi báu…
Những việc ấy khiến Chiêu Bảy đang hăm hở tìm đường tiến thân
bằng khoa cử dần dần sinh lòng ngao ngán. Lòng ngổn ngang
bối rối, Chiêu Bảy đã kí thác vào thơ:
Sang Tần lòng những ngập ngừng
Tìm đường về Hán xem chừng không xong