NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 123

Bể hồ trôi giạt luống không

Cho người tráng chí cõi lòng như điên.

Năm Canh Thân (1740), Lê Hữu Mưu qua đời. Chiêu Bảy đưa linh

cữu cha về an táng ở quê nhà. Hết hạn cư tang, Chiêu Bảy càng
phân vân. Có người bảo:

- Binh lửa khắp nơi. Con trai thời loạn sao chịu giam mình già

đời trong phòng sách?

Chiêu Bảy gật gù suy nghĩ:

- Mình đã mười năm đèn sách cũng chẳng thấy có gì đắc ý. Nay

bốn phương náo động, đó chẳng phải là thời kẻ trượng phu mong
mỏi hay sao!

Bèn giã nhà lên đường tòng quân. Thời ấy, ở trấn Hải Dương có

làng Mi Thử là quê bà Võ Thái phi, mẹ của chúa Trịnh Giang và Trịnh
Doanh. Con cháu trong làng ỷ thế nhà chúa bắt dân đi phu lấy đá
về làm nhà từ đường. Tất cả bốn phủ thuộc trấn Hải Dương phải
cung cấp người đi khiêng vác; hễ anh đi thì em mới được về. Nạn
phu dịch rất nặng nề. Dân không thể kham được mới theo lời chiêu
tập của con ông Nguyễn Mại là Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển mà nổi
dậy, ghép tre làm nón dấu, vót nứa làm giáo, kéo nhau đi đốt phá
các trấn ti trị sở, không ai kiềm chế nổi. Sau Tuyển, Cừ, Nguyễn
Hữu Cầu - tục gọi là Quận He - lên làm thủ lĩnh. Dân theo càng đông
có tới hàng vạn. Kinh đô và các trấn đều rung động. Quan quân có
lần bắt được người trong đám chống lại triều đình, tra hỏi:

- Nhà ngươi cũng là người đi học sao lại theo đảng nghịch?

Người ấy đáp:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.