NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 132

càng thấy vướng đau. Lãn Ông suy tính rồi bốc thuốc cho uống.
Hai ba hôm sau, đứa bé đi ngoài được, khỏi hẳn chướng bụng, họng
cũng bớt đau.

Ngày thứ tư, đậu mọc đều chi chít toàn thân. Người vẫn sốt.

Ngày thứ bảy, các nốt đậu đã bắt đầu mưng mủ. Sốt hạ dần.

Ngày thứ tám, mủ đã hơi vàng. Lúc này mùi đậu rất thối. Lãn

ông khấp khởi mừng thầm cho là khí độc đã ra hết. Bất ngờ đứa
bé bỗng lên cơn sốt rét, người run cầm cập. Rồi trên thổ dưới tả.
Đậu chuyển thế đảo áp trắng xám. Lãn Ông vò đầu suy tính:

- Quyết không phải là chứng đậu “quay quả” như sách đã dạy.

Con bệnh nặng đã lâu, nhà lại nghèo, ít được tẩm bổ nên sức kiệt mà
sinh ra thế. Phải dùng thuốc bổ để tăng lực.

Quả nhiên biến chứng lui dần. Nhưng mấy ngày sau, đậu lại có

chứng bệnh mới: không chịu bong vảy ở khu mặt. Lãn Ông tự tay
khêu từng nốt đậu. Mủ ra hôi thối nồng nặc. Mỗi khi tới xem
bệnh, Lãn Ông phải cởi hết quần áo để trên bờ, mình trần mà vào,
lấy bông nút mũi, nín hơi như dân chài lặn dưới nước. Chữa chạy
một mạch rồi ra ngay, khắp mình mồ hôi nhễ nhại. Về nhà lại
phải xông, phải tắm mới ăn uống được. Không những thế, phàm
dầu đèn gạo củi nhà Thuộc nọ thiếu thốn, Lãn Ông đều đem
tiền riêng thiếu đâu giúp đó. Tính ra từ khi phát bệnh đến khi
khỏi hẳn trước sau một tháng bốn ngày; tiền thuốc, tiền trợ cấp
tốn năm, mười quan, Lãn Ông cho hết…

Dứt câu chuyện, Lãn Ông bảo đám học trò:

- Có tốn ít công ít của mà người ta được sống thế là tuy mất

mà được, còn mong gì hơn thế nữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.