NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 130

Ngoài việc cho thuốc, còn phải tuỳ sức mình mà trợ cấp tiền gạo
cho họ nữa, vì có thuốc mà không có cơm thì cũng khó sống nổi. Có
lo cho họ mọi mặt như thế mới đáng gọi là lương y

(32)

.

Rồi Lãn Ông kể cho đám học trò nghe một chuyện cũ ở Hương

Sơn…

Bấy giờ, một người dân chài tên là Thuộc có con gái mười ba tuổi

mắc chứng đậu mùa. Người ấy mời Lãn Ông đến chữa. Lúc đầu,
Lãn Ông không đề phòng là phát đậu. Thấy đứa bé sốt cao, mê
man nói nhảm, Lãn Ông cắt bài thuốc hạ nhiệt. Nhưng nóng vẫn
không lui, cơn sốt kéo dài liên miên. Lãn Ông ngày ngày đi lại thăm
nom không hề trễ nải.

Sang ngày thứ sáu, buổi sáng, đã ngờ là chứng đậu. Đến tối,

đốt đuốc đến xem, soi đèn quả là như vậy. Lúc đó, đứa bé bỗng
thêm chứng chướng to bụng, đau tức. Sẵn thuốc mang theo, Lãn
Ông bốc ngay một thang để giải biến chứng. Tới khuya, Lãn Ông
mới rời thuyền dò dẫm về nhà. Vừa đặt mình nằm, chợp một lát,
gà đã gáy ran. Lãn Ông vùng dậy xăm xăm tới thăm. Hôm ấy, trời
nóng lắm. Đi bộ đến đã vất vả, thuyền của người dân chài ấy thì
bé nhỏ ọp ẹp, lại phải che kín trong khoang để tránh gió cho con
bệnh. Lãn Ông cứ phải luôn tay lau mồ hôi. Đứa bé mụn mọc dày
như trứng tằm. Nhai, nuốt đứa bé đều kêu đau, kêu vướng trong
cổ họng. Mình nóng rát như lửa. Mặt đã hơi sưng. Nhìn đứa bé nằm
thiếp đi mê mệt, Lãn Ông càng vã mồ hôi, bất giác kêu lên:

- Sức đã suy kiệt lắm rồi! Cơ sự này khó mà qua nổi. Xin mời

người khác may ra cứu vớt được chăng?

Lãn Ông ra về lòng nặng như chì. Còn vợ chồng nhà Thuộc

thấy thế thì rụng rời chân tay. Nghĩ là thầy lang sợ nhà mình
nghèo không trả được tiền thuốc nên không chịu hết lòng, vợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.