NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 176

thống suất mấy vạn binh đắp thành lập đồn cố giữ bằng được.
Quy Nhơn là đất căn bản của Tây Sơn, cho nên vua Cảnh Thịnh
Quang Toản (con Quang Trung) vội sai hai danh tướng bậc nhất là
Thiếu phó Trần Quang Diệu và Tư đồ Vũ Văn Dũng lập tức gấp
đường đem quân thuỷ bộ vào giành lại. Quang Diệu mới bảo vợ:

- Nay quân hùng tướng mạnh đã kéo cả vào Quy Nhơn, nếu quân

Gia Định vượt biển ra xâm phạm, tất Phú Xuân không tránh khỏi
nguy biến. Nàng hãy ở lại kinh thành hộ giá, ngộ khi việc nước quan
hệ, còn có người đỡ đần Chúa thượng.

Bùi Thị Xuân khóc mà vâng lời. Trần Quang Diệu liền từ biệt

vợ, dẫn quân bộ lên đường hợp với quân thuỷ của Vũ Văn Dũng tiến
vào Quy Nhơn. Quân của Diệu, Dũng vây hãm ráo riết, song bọn
Tánh, Chu liều mạng thúc quân cố thủ nên đánh liền mấy tháng
vẫn không ngã ngũ. Nguyễn Ánh biết đại quân Tây Sơn ở cả Quy
Nhơn bèn dốc hết quân thuỷ và hơn 1.000 chiến thuyền bất
ngờ ra đánh lén Phú Xuân. Bùi Thị Xuân cùng với vua Quang Toản
và phò mã Trị ra sức chống cự, nhưng tình thế mỗi lúc một bức
bách. Xuân mới tâu vua:

- Thế giặc quá mạnh. Xin Chúa thượng hãy tạm lui quân ra Bắc

Hà. Trước hãy hạ dụ vỗ về quân dân các trấn, chỉnh đốn đội ngũ,
sau sẽ gọi đại binh ở Quy Nhơn ra, hai mặt cùng đánh tất lấy lại
được thành.

Nhà vua nghe theo. Bấy giờ là vào tháng Ba năm Tân Dậu (1801).

Năm sau, Trần Quang Diệu hạ được thành Quy Nhơn liền kéo

quân ra Phú Xuân. Bùi Thị Xuân cũng hộ giá vua Quang Toản thống
suất quân thuỷ bộ và tượng binh bốn trấn ở Bắc Hà và Thanh
Nghệ tiến vào cùng đánh. Chẳng ngờ, quân Trần Quang Diệu bị
chẹn lại, không qua được đèo Hải Vân. Nguyên từ năm trước, quân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.