NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 187

C

ao Bá Quát hiệu là Chu Thần người làng Phú Thị, huyện Gia
Lâm, tỉnh Bắc Ninh

(66)

, con một nhà nho nổi tiếng hay chữ

và có đức độ. Họ Cao ở làng ấy vốn là họ lớn, người trong họ

nối đời khoa bảng xuất thân; danh vọng nhất là Cao Bá Hiền làm
đến Binh bộ thượng thư triều Lê kiêm chức Tham tụng (tể tướng) ở
phủ chúa Trịnh.

Từ nhỏ, Quát đã thông minh sáng dạ, ăn nói đanh thép, điệu bộ

hùng dũng, chí khí khác thường. Lên năm tuổi, cha đã cho học chữ.
Quát học đâu nhớ đấy, lại thêm chữ viết đẹp như rồng bay phượng
múa nên sớm nổi tiếng là thần đồng. Mười tuổi, Quát có tài nhả
ngọc phun châu, đặt bút là thành thơ. Càng lớn lên, Quát càng tỏ ra
có khí phách ngang tàng, không chịu cúi đầu khuất phục cường
quyền. Tương truyền, làng Quát có người lý trưởng cậy thế quan
trên rất hống hách, lạm thu thuế của dân mà cả làng sợ uy không
ai dám nói. Quát biết chuyện, tức lắm, nhân việc lý trưởng đứng ra
thuê thợ đắp đôi voi ở đình, bèn làm bài thơ đem đến dán. Thơ
rằng:

Khen ai khéo khéo đắp đôi voi

Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi

Chỉ có cái kia sao chẳng thấy

Hay là thầy lý bớt đi rồi!

Lý trưởng biết là Quát nói xỏ mình, song đành bấm bụng làm

ngơ.

Một lần khác, nghe tin Minh Mạng lên ngôi vua và ra Bắc để

nhận phong của vua Thanh, Quát cũng ra Hà Nội xem vua. Hôm đó,
trời nắng quá, Quát thấy bức bối trong mình bèn cởi quần áo
xuống Hồ Tây tắm. Bất ngờ Minh Mạng ngự chơi đền Trấn Võ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.