NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 189

Bèn đánh hỏng. Mấy khoá sau, khảo quan vẫn dò ra quyển của

Quát nên Quát vẫn không đậu. Quát bực tức bỏ về.

Năm Tân Sửu đời vua Thiệu Trị thứ nhất (1841), tổng đốc Bắc

Ninh thấy Quát là người có tài mà chưa được dùng nên dâng biểu
về kinh tiến cử. Thiệu Trị triệu Quát vào Huế nhưng chỉ cho làm
chức quan nhỏ là Hành tẩu bộ Lễ. Lúc ấy Quát đã ngót bốn mươi
tuổi. Được vào triều, Quát thấy rõ, vua quan đại thần rặt một lũ
ngu dốt lại kiêu căng hống hách, không biết trọng người tài. Bởi
thế, Quát càng thêm chán ghét, hay mượn lời châm chọc. Một hôm,
vua Tự Đức hỏi Quát về việc học vấn trong nước, kể từ quan đến
thứ dân trăm họ. Biết Tự Đức vẫn hợm mình là ông vua hay chữ,
Quát thản nhiên nói:

- Tâu bệ hạ, cứ như ý thần xét thì cả thiên hạ có bốn bồ chữ. Bệ

hạ kể ra cũng chưa được một bồ, nhưng thần cũng kính dâng bệ hạ
cả bồ; một bồ thì đem chia cho nho sĩ trong nước, còn hai bồ kia
là phần của hạ thần!

Lại một hôm khác, vua Tự Đức nằm mê thấy mình đọc được hai

câu thơ chữ nho nhưng mỗi câu lại chen vào hai chữ nôm. Vua lấy
làm lạ mới đem kể lại và truyền bảo các quan chép thử chơi:

Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ

Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai.

(Nghĩa là: Trong vườn, chim oanh học nói, tiếng khề khà. Ngoài

đồng, hoa đào đâm bông, nở lấm tấm).

Vừa dứt lời đã thấy Quát quỳ xuống tâu:

- Tâu bệ hạ, hai câu đó không có gì lạ. Đó là hai câu tam tứ (thứ

ba, thứ tư) của bài thơ thần đã được xem.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.