NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 190

Vua bảo Quát đọc cho nghe. Quát ứng khẩu đọc ngay. Thật ra,

Quát dựa vào hai câu thơ của vua mà ghép thêm sáu câu khác thành
bài, trong có câu:

Khù khờ thi tứ đa nhân thức

Khệnh khạng tương lai vấn tú tài.

(Nghĩa là: Khù khờ không biết thơ ấy nhiều người biết. Lại

còn khệnh khạng đem ra hỏi người tài).

Vua biết Quát có ý xược, song không thể bắt bẻ được, đành bỏ

qua.

Một buổi chầu, không biết vì lẽ gì, hai viên đại thần cãi lộn với

nhau sau đi đến xô xát đấm đá. Khi ấy, Quát cũng có mặt nhưng
giả bộ không hay, bỏ mặc. Quan Ngự sử đem cả hai viên đại thần ra
hạch tội. Việc đến tai vua, vua triệu Quát vào để làm nhân chứng.
Quát vốn chẳng ưa gì lũ triều thần kia hợm hĩnh, tranh quyền
tranh hành, đục khoét, nay được vua bảo khai thì khai. Chẳng biết
hư thực thế nào, nhưng Quát tâu:

- Câu chuyện ra sao không rõ; hai bên cãi nhau rất to; bên này

bảo bên kia: chó! Bên kia bảo bên này: chó! Hai bên đều là chó,
cuối cùng thì dùng võ, thần thấy nguy to vội co giò, thần chạy!

Các quan lớn nhỏ đều sạm mặt. Vì vậy, họ đem lòng thù oán

Quát. Cho nên, mới làm quan vài năm, Quát mấy lần bị giáng. Sau,
Quát bị đẩy khỏi kinh đưa ra Bắc, cho làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai,
tỉnh Sơn Tây. Việc ấy là vào năm Tân Hợi đời vua Tự Đức thứ tư
(1851).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.