NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 191

Bấy giờ, gặp nạn dịch, dân chết hàng vạn không kịp chôn. Người

nào sống sót lại bị nạn quan lại cường hào đè nén, hà hiếp, vơ vét
đến cái tơ cái tóc nên ai nấy đều xơ xác. Quát là người có chí khí,
thấy dân tình khổ quá mà vua quan nhà Nguyễn đều là một lũ bất
tài vô hạnh, hại nước hại dân, nên cũng chán ghét. Bởi thế, nhận
chức giáo thụ được một năm, đến năm sau - Nhâm Tý (1852) - ông
cáo quan bỏ về. Từ bấy giờ, ông càng quyết chí lập nghiệp. Ông đi
khắp vùng Hà Nội, Hà Đông, Hoà Bình, Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc
Giang... chiêu tập nghĩa sĩ. Từ quan tước nho gia đến binh lính nông
phu nhiều người đã hưởng ứng. Lại có quan lang người Mường là
Đinh Công Mỹ, suất đội Sơn Tây người Thái là Bạch Công Trân cũng
đem cả binh sĩ theo về. Đến năm Giáp Dần (1854), thanh thế
Cao Bá Quát đã lớn lắm.

Giữa năm ấy, tổng đốc Bắc Ninh là Nguyễn Quốc Hoan nhận

được tin cáo giác Cao Bá Quát đang ngấm ngầm hoạt động thì giật
mình, cấp báo về kinh. Tự Đức bèn xuống chiếu truyền cho
Nguyễn Quốc Hoan và tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội, Ninh Bình) là
Lâm Duy Thiếp phải khẩn cấp tróc nã bằng được Cao Bá Quát. Tự
Đức còn treo giải cho ai bắt sống Quát thì thưởng năm trăm lạng
bạc, nếu chém lấy đầu đem nộp thì thưởng ba trăm lạng với quan
tước lục phẩm

(68)

. Bọn Hoan, Thiếp sợ tội, một mặt tăng cường

tuần tra canh phòng rất ngặt, mặt khác tung quân và thám tử truy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.