NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 188

Lính cận vệ dẹp đường phát hiện ra Quát dưới hồ bèn gọi lên. Quát
giả đò sợ hãi không kịp mặc quần áo cứ thế trần như nhộng xin
chịu trói. Vừa lúc, kiệu vua xịch đến. Minh Mạng thấy thế cho là
hỗn láo, vô lễ thì quở trách. Quát nói mình là học trò, thật tình không
biết lối vua đi, xin vua tha tội. Vua bảo:

- Nếu ngươi là học trò, trẫm ra cho câu đối, đối được thì tha,

bằng không phải phạt chục roi.

Nhân thấy dưới hồ có con cá lớn đuổi bắt cá bé, Minh Mạng

tức cảnh đọc rằng:

Nước trong leo lẻo, cá đớp cá.

Quát gãi đầu gãi tai xin vua tha tội mới dám đối. Minh Mạng

thuận cho. Được lời, Quát đối luôn:

Trời nắng chang chang, người trói người.

Minh Mạng biết mình hớ để Quát xấc xược, đánh đồng vua với

Quát, song trót hứa tha tội nên đành giả bộ thản nhiên khen hay rồi
cho đi.

Quát học trường nào đều được thầy yêu bạn quý. Cũng như

Nguyễn Văn Siêu, ông nổi tiếng một thời ở Thăng Long, là bậc văn
hay chữ tốt, học rộng biết nhiều. Người đời phục tài mới gọi là
“thần Siêu, thánh Quát”

(67)

. Bọn quan đương thời thấy vậy ghen

ghét, định bụng hễ Quát đi thi thì tìm cách bới móc đánh hỏng. Bởi
thế, năm Tân Mão đời Minh Mạng thứ mười hai (1831), Quát thi ở
Thăng Long đậu cử nhân. Nhưng khi vào kinh thi hội, khảo quan
chấm quyển thấy giọng văn mạnh mẽ ngang tàng khác thường thì
bảo nhau:

- Quyển này hẳn là khẩu khí của Cao Bá Quát.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.