Cá lõi lộc minh so cũng một
Vật bày thỏ thủ bội hơn mười
Kia, kia ngon ngọt tày vai lợn
Tráng sĩ như Phàn tiếng đề đời
Trương Phụ không khuất phục được Nguyễn Biểu thì càng tức
nhưng cũng thầm phục Biểu, bèn thả cho đi, Phan Liêu biết tin vội
vàng đến xin ra mắt, ton hót với Phụ. Liêu nói:
- Biểu đến gặp tướng quân: trước uy vũ mà không chịu khất,
không lạy tướng quân như lạy chủ, không chịu hạ chủ là kẻ phản
nghịch, lại giỏi ứng đối, khí phách ngang tàng. Biểu chính là bề tôi
nanh vuốt của Quý Khoáng. Sao tướng quân lại thả hổ về rừng?
Trương Phụ nghe vậy thì giật mình tỉnh ngộ, vội sai quân kị tức
khắc đi đường tắt đuổi theo. Thấy quân Minh hùng hổ lao tới,
Nguyễn Biểu biết không thoát bèn ung dung đứng lại bên bờ sông
Lam, cắn ngón tay lấy máu viết lên thành cầu bảy chữ: “Thất
nguyệt, sơ nhất nhật, Nguyễn Biểu tử” (Ngày mồng Một tháng
Bảy, Nguyễn Biểu chết).
Đến quân trướng của Trương Phụ, Nguyễn Biểu phẫn uất giận
tròn xoe đôi mắt, chỉ vào mặt Phụ mắng luôn:
- Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt
lại phô trương là quân nhân nghĩa; trước nói lập con cháu họ Trần,
bây giờ lại đặt quận huyện; không những cướp bóc của cải lại còn
giết hại nhân dân, bọn mày thật là lũ giặc bạo ngược.
Trương Phụ tức điên người, thét võ sĩ lôi Nguyễn Biểu ra trước cửa
chùa Yên Quốc dưới chân núi Thành Sơn để chém đầu. Trên đường
đi, Nguyễn Biểu vẫn không ngớt lời chửi mắng giặc…