dân, trước rửa mối thẹn nghìn thu cho nước, sau là dựng nên công
oanh liệt ngàn năm.
Lê Lợi cũng thấy trong lòng phấn chấn, mới lựa lời cảm tạ,
nhận gươm ra về. Đến nhà, thấy vợ là bà Trần Thị Ngọc Trần
đêm khuya vẫn chưa đi ngủ, Lê Lợi hỏi:
- Có chuyện gì đấy?
Bà vợ đáp:
- Lạ lắm. Trên cây đa trước nhà có cái gì sáng như đèn, lại có
tiếng chân người rậm rịch.
Lê Lợi trèo lên xem, hoá ra một chuôi gươm nạm ngọc. Đem
xuống đóng vào lưỡi gươm kia thấy vừa như đúc, Lê Lợi càng khấp
khởi mừng thầm:
- Hẳn là trời cho ta gươm báu!.
∗ ∗ ∗
Mười mấy năm nếm mật nằm gai, một gươm đại định dẹp
phăng giặc giã, mở nền thái bình muôn thuở. Ngày 15 tháng Tư năm
Mậu Thân (1428), Lê Lợi lên ngôi hoàng đế tại điện Kính Thiên ở
thành Đông Đô (Thăng Long). Nhớ lại chuyện xưa, mới đặt niên hiệu
là Thuận Thiên. Một ngày kia, nhân buổi đẹp trời, nhà vua ngự giá ra
chơi hồ Tả Vọng ở kinh thành. Thuyền rồng đi đến giữa hồ.
Bỗng từ dưới nước nổi lên một con rùa vàng rất to. Rùa bơi đến
trước thuyền rồng cúi đầu như có ý bái lạy. Đoạn, cứ hướng về
phía nhà vua mà chầu. Lấy làm lạ, vua rút gươm ra, chỉ Rùa Vàng
phán hỏi. Bỗng Rùa Vàng cất tiếng nói như người :
- Việc nước đã xong, xin bệ hạ hoàn lại kiếm thần.