NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 30

V

Vua tung gươm, Rùa Vàng há miệng đớp ngang lưỡi kiếm rồi

lặn xuống nước, biến mất. Vua sai tát hồ thử tìm, song cả rùa và
gươm đều không thấy. Từ bấy giờ mới gọi hồ Tả Vọng là hồ
Hoàn Kiếm (hồ Trả Gươm). Ấy là vì dân gian quá sùng kính người
anh hùng và sự nghiệp của người đã cùng toàn dân đuổi giặc cứu nước
nên mới đặt ra truyền thuyết đó.

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

ùng Lam Sơn xưa lắm rừng rậm, nhiều đồi cao núi hiểm.
Phía tây bắc Lam Sơn có núi Dầu. Núi Dầu có rừng cây
chàm màu lam sum suê che phủ, bởi thế dân mới gọi là núi

Lam (Lam Sơn). Việc dựng nước mở đất của nhà Lê phát tích từ núi
ấy.

HỘI THỀ LŨNG NHAI

Bấy giờ là vào đầu năm Bính Thân (1416). Trang trại của Lê Lợi

Lam Sơn tấp nập người ra vào. Nghĩa sĩ các nơi nhiều người đã

lục tục kéo đến, xin làm môn khách

(19)

. Bà con gia đình Lê Lợi, như

Lê Thạch, Lê Khôi, Lê Khang, Lê Khiêm là cháu nội; Đinh Lễ, Đinh
Liệt là cháu ngoại; Trần Hoành, Trần Vận là bố vợ và anh vợ cùng
hợp với đám môn khách hăm hở mưu việc lớn. Ngặt vì khi ấy, bọn
ngụy quan đã bắt đầu nghi ngờ, thường tung thám tử đến Lam
Sơn để dò xét, hoặc giả làm người có nghĩa khí trà trộn vào đám môn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.