NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 32

Đoạn, bàn cách chọn nơi lập đàn thề cùng nhau mưu việc nổi

binh. Có tiếng người nói:

- Bên kia Như Áng có núi Đồi Đá, trên đỉnh có khoảng đất rộng

và bằng, dân bản địa gọi đất ấy là Lũng Nhai. Có thể lên đó mà tế
cáo trời đất được. Mọi người nhìn xem ai, hoá ra Lê Lai và các con là
Lê Lô, Lê Lộ, Lê Lâm. Nhóm Lê Sát, Lê Ngân, Lê Lý, Lê Văn An,
Nguyễn Thận vốn người vùng Lam Sơn nên quen thạo địa hình đều
đồng thanh khen:

- Phải đấy, phải đấy!

Mùa xuân năm ấy, Lê Lợi cho đắp đất làm đàn cao một

trượng

(20)

, trên có bàn thờ hương khói nghi ngút, cờ xí cắm la liệt;

gia binh lực sĩ gươm tuốt trần dàn hàng đứng xung quanh; lại có
bốn thớt voi trực hai bên tả hữu, nghi vệ rất oai nghiêm. Giờ ngọ,
Lê Lợi khăn áo chỉnh tề, thiên tư tuấn tú khác thường, mắt sáng,
miệng rộng, mũi cao, bước đi như rồng, dáng đi như hổ dẫn đầu
một đoàn mười tám nghĩa sĩ thay mặt mấy trăm người có mặt ngày
ấy, tiến lên đàn cao. Lê Lợi đứng giữa, các nghĩa sĩ sắp xếp thứ tự
đứng sau. Ngài thắp hương làm lễ tế cáo trời đất, hướng về bốn
phương lạy tám lạy. Đoạn, cao giọng đọc lời thề, tiếng nói như
chuông:

- Trại chủ Lam Sơn là Lê Lợi cùng bọn Lê Lai, Nguyễn Thận, Lê

Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Trịnh Đồ, Lê Liễn, Bùi
Quốc Hưng, Nguyễn Chích, Võ Uy, Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú,
Trịnh Võ, Trần Nguyên Hãn, Lê Lý, Lê Sát, Lê Ngân họp nhau kết
nghĩa ăn thề nguyện đồng cam cộng khổ, sống chết có nhau
quyết trừ loạn lớn, cứu trăm họ khỏi hầm tai vạ. Nếu ai manh tâm
phản trắc, làm sai lời ước thì trời đất, quỷ thần tru diệt, làm cho
chết đến cả họ hàng thân thích. Nếu chúng tôi lòng thành một dạ,
sắt son một chí, xin trời đất quỷ thần đều phù hộ, khiến cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.