NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 45

T

năm Đinh Hợi (1407), tướng Minh là Mộc Thạnh sai lấy đất ở núi

Bô và phá tháp Chương Sơn ta xây từ thời Lý để đắp thành Cổ
Lộng bên bờ sông Đáy, giữa cánh đồng Lai Cách, huyện Ý Yên
(Nam Định). Thành rộng hơn trăm mẫu, hào luỹ kiên cố,
trấn giữ con đường trọng yếu từ thành Đông Quan vào

Thanh Hoa. Giặc từ thành Cổ Lộng thả quân ra quanh vùng tha hồ
cướp phá, lại bày đặt ra phép trình báo để hạn chế việc đi lại, đề
phòng dân Đại Việt nhóm nhau nổi dậy. Lại nghiêm cấm rất ngặt
việc đánh rèn giáo mác, cất giữ gươm đao, chế tạo thuyền xe, để
triệt nguồn vũ khí của dân ta. Pháp luật hà khắc, tội ác không cùng
của chúng làm người người đều căm giận, chỉ lăm le tính việc khởi
sự, rình khi hỏi tội.

Bấy giờ, gần thành Cổ Lộng có làng Chuế Cầu. Ở đấy có một

người đàn bà có nhan sắc, lại có chí lớn mưu mẹo hơn người. Bà ấy
họ Lương lấy chồng cùng làng tên là Đinh Tuấn. Thấy giặc Minh
mỗi lúc một rông rỡ, bạo ngược, bà Lương giận lắm mới bảo chồng:

- Tang bồng giúp nước là chí con trai, canh cửi tảo tần là phận

con gái. Nhưng ngày xưa đã có Bà Trưng, Bà Triệu là nhi nữ mà vượt
cả đàn ông, đến nay còn truyền tụng. Nay nước mất, thứ người bỏ
đi còn biết lo nạn nước. Tôi thiết tưởng gái cũng như trai, đều phải
mưu việc nước.

Ông Đinh thấy vợ có chí khí thì mừng lắm, mới bảo:

- Nếu nàng quả có chí theo đuổi như Bà Trưng, Bà Triệu, tôi đây

cũng được thơm lây.

Bà Lương nói:

- Ông hãy ngầm chiêu tập nghĩa sĩ, sửa soạn vũ khí sau này tất

có phen dùng đến. Còn tôi sẽ tìm cách lọt vào thành mua chuộc lấy
lòng, dò xét binh tình, để mai kia làm nội ứng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.