NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 91

vậy thì giật mình, căm lắm mới đem câu nói ấy mách với Lê Sát, Lê
Vấn. Vấn tức tối, hạch Nguyễn Trãi:

- Gây ra tai nạn không phải lỗi tại bọn ti thuộc, mà chính là bởi

vua và tướng. Sao ông lại nặng lời như thế?

Nguyễn Trãi đáp:

- Thúc Huệ là kẻ tài thì tầm thường mà lại hay có thói bòn vét.

Hắn ở địa vị then chốt, mỗi khi có việc tâu bày sự đục khoét của
dân cho nặng để làm giàu cho kho, cốt làm vui lòng vua.

Bọn Lê Vấn biết Nguyễn Trãi chẳng phải tay vừa, đành bấm

bụng làm ngơ. Mấy năm sau,Thái Tông sai Nguyễn Trãi và viên
quan hoạn Lương Đăng soạn lễ nhạc dùng trong các nghi lễ của triều
đình. Đón được ý vua, Đăng bày vẽ nhiều thứ nhã nhạc, chế định
lắm thứ nghi thức, yến tiệc, phiền hà tốn kém. Nguyễn Trãi bèn
vào triều gặp vua can gián:

- Thời loạn dùng võ, thời bình dùng văn. Nay chế định lễ nhạc

thật là đúng thời vậy. Nhưng nếu cội gốc không vững thì lễ nhạc
không dựa vào đâu mà đứng được. Nguyện xin bệ hạ yêu thương nuôi
dưỡng lấy dân chúng, khiến cho trong xóm làng, không có tiếng
oán hận sầu than. Đó chính là cái gốc của nhạc vậy.

Vua nín lặng không nói sao, vẫn để Lương Đăng chế định.

Nguyễn Trãi và một số triều thần như Đào Công Soạn, Nguyễn
Truyền, Nguyễn Liễu thấy thế mới họp nhau cùng dâng sớ can
vua. Vua không nghe. Đăng càng được lấn lướt. Liễu giận quá chỉ
mặt Đăng mắng:

- Từ xưa tới nay, chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên làm

nát thiên hạ như vậy!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.