NGHÌN XƯA VĂN HIẾN - TẬP 3 - Trang 99

bề tôi. Xin bệ hạ nghĩ đến gánh nặng coi dân trị nước mà tiên đế
(Lê Thái Tổ) đã uỷ thác cho, thì khắp bốn bề được ơn nhờ phúc
lớn vậy.

Thái Tông nghe nói có ý không bằng lòng nhưng cũng không

trách cứ gì được Thiên Tước. Khi ấy, vua thường cưỡi voi rong ruổi
nghịch ngợm ở nội đình. Một hôm, có người tiến con sơn dương.
Vua thả sơn dương cho đánh nhau với voi. Voi khoẻ, sơn dương đuối
sức đến lúc cùng đường dùng sừng húc mạnh vào voi. Voi sợ chạy
lùi, chợt sa chân ngã xuống giếng chết. Thiên Tước được tin lập
tức đến tận nơi dùng lời can trách. Vua nể sợ, ngồi im.

Thái Tông vẫn ngày một mải chơi rông rỡ. Vua cha Thái Tổ trước

đã chọn bà mẫu sư ngày ngày đến trông nom dạy dỗ. Thái Tông
khinh nhờn không chịu nghe, lại lấy quyền vua thường quở mắng
luôn. Bà Thần phi và Huệ phi

(4)

thấy vậy thân đến răn dạy. Tông

tìm cách lảng tránh không cho gặp mặt. Suốt ngày, Thái Tông lêu
lổng chơi bời với lũ hoạn quan xu nịnh, bỏ ngoài tai mọi điều can
gián. Thiên Tước không chịu khoanh tay sợ hãi, cứ viết tờ biểu dâng
vua. Biểu viết đại lược:

“Tiên đế trải gió gội mưa, mình mặc giáp trụ, khổ nhọc tinh

thần hơn mười năm mới định xong thiên hạ. Bệ hạ nối cái nghiệp
đã thành, đáng lẽ phải chuyên tâm vào học thuật, chăm chỉ tìm người
hiền, để mưu làm nước được thịnh trị.

1- Nay đại thần xin kén bậc văn nho vào chầu điện Kính Diên để

hầu việc học tập cho bệ hạ, bệ hạ lại đứng dậy đi không xét: ấy là
một điều không nên.

2- Tiên đế chọn người làm mụ dạy để giữ việc giáo huấn nơi

cung cấm, bệ hạ lại khinh nhờn quở mắng: hai điều không nên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.