Rồi họ nói: “Tôi chán lắm rồi, tôi không muốn như thế này nữa.”
Một số tự tử. Số khác ly dị. Số khác nữa thì đến những vùng đất nghèo
khổ của châu Phi để cố gắng cứu thế giới.
Nhưng tôi hiểu bản thân mình. Tôi biết rằng phản ứng duy nhất của tôi là
đè nén những cảm xúc cho đến khi một khối ung thư bắt đầu gặm nhấm tôi
từ bên trong. Bởi tôi thực sự tin rằng phần lớn các căn bệnh là kết quả của
sự dồn nén cảm xúc.
* * *
Tôi thức giấc lúc hai giờ sáng, nằm nhìn chằm chằm lên trần nhà - dù
biết mình phải dậy sớm để làm việc điều mà tôi vẫn luôn ghét. Thay vì nghĩ
ra câu hỏi hữu ích như, “Chuyện gì đang xảy ra với mình?”, tôi cứ thả cho
ý nghĩ của mình vượt khỏi tầm kiểm soát. Đã mấy ngày nay - dù không
nhiều lắm, ơn Chúa - tôi cứ băn khoăn liệu có nên tìm đến bác sĩ tâm lý để
được giúp đỡ không. Điều ngăn tôi lại không phải là công việc, hay chồng
tôi, mà là các con tôi. Chúng không thể hiểu điều tôi đang cảm thấy.
Mọi chuyện ngày càng căng thẳng. Tôi nghĩ về một cuộc hôn nhân, hôn
nhân của tôi, trong đó sự ghen tuông chưa bao giờ là chủ đề cãi vã. Nhưng
phụ nữ chúng tôi có giác quan thứ sáu. Có lẽ chồng tôi đã hẹn hò ai đó, và
trong vô thức tôi đang phản ứng lại chuyện này. Tuy nhiên tôi không có lý
do gì để nghi ngờ anh ấy cả.
Chuyện này ngớ ngẩn phải không? Có thể nào trong số tất cả đàn ông
trên đời, tôi lại cưới con người duy nhất tuyệt đối hoàn hảo? Anh ấy không
ham rượu chè, không đi chơi đêm, không bao giờ đi chơi riêng cả một ngày
liền với bạn bè. Gia đình là toàn bộ cuộc sống của anh ấy.
Sẽ là một giấc mơ đẹp nếu như đây không phải là ác mộng. Bởi lẽ đối
với tôi, đền đáp lại chuyện đó là một trách nhiệm vô cùng lớn.
Rồi tôi vỡ lẽ ra rằng những từ như “lạc quan” và “hy vọng” mà chúng ta
đọc thấy trong các cuốn sách giúp cho ta tự tin hơn và có thể đối mặt với