hai, và ông để chúng cọ xát kéo dài mặt này lên mặt kia. Hai viên đá mài
lẫn nhau, và các mặt giác dần dần hình thành.
Như thế, Jacobus Vandergaart đã tạo cho viên đá quý một trong những hình
dạng, được công nhận theo quy ước ngày nay và đều thuộc phạm vi ba loại
phân cấp chính như sau: hình “tròn đôi”, hình “tròn đơn” và “hoa hồng”.
Kim cương hình tròn đôi bao gồm sáu mươi tư mặt giác, một mặt trên
phẳng ngang và một đáy bầu.
Kim cương hình tròn đơn chỉ bằng phân nửa một viên tròn đôi.
Kim cương hình hoa hồng gồm mặt đáy phẳng và mặt trên dạng vòm có
nhiều mặt giác.
Đặc biệt hơn, Jacobus Vandergaart đã phải chế tác một viên “giọt lệ”, nghĩa
là một viên kim cương không có cả mặt đáy lẫn mặt trên, hình trái lê nhỏ.
Ở Ấn Độ, người ta thường khoan một lỗ trên các viên giọt lệ, về phía điểm
vuốt thon, để xỏ dây qua đó.
Đối với các viên hình “ô van”, mà người mài ngọc già thường có nhiều dịp
cắt, chúng bằng phân nửa viên hình giọt lệ với mặt trên phẳng ngang và đáy
bầu, có nhiều mặt giác ở phía trước.
Kim cương khi đã được cắt xong thì chỉ cần đánh bóng nữa là công việc
hoàn tất. Thao tác này được thực hiện nhờ vào một đĩa mài, loại đĩa bằng
thép, đường kính khoảng hai mươi tám xăng ti mét, đặt nằm trên bàn, và
xoay quanh một trục đứng nhờ tác động của một bánh xe lớn và một tay
quay, với tốc độ từ hai đến ba nghìn vòng trên phút. Jacobus Vandergaart
mài các mặt của viên đá lên trên đĩa này, vốn được tẩm dầu và rắc đầy bụi
kim cương thu lại từ những lần cắt trước, hết mặt này đến mặt khác cho đến
khi chúng đạt được độ bóng hoàn hảo. Tay quay này được quay, khi thì bởi
một cậu bé dân bộ lạc hottentot do ông thuê theo ngày khi cần thiết, lúc thì