Tôi gật đầu: “Cháu sẽ cố tìm hiểu…”
Hiệp tiếp nối câu chuyện đang ngắt quãng:
“Hồi đó em còn nhỏ. Người dân cứ xôn xao lên. Đa số đều bảo là không
tin vì nghe đồn đâu đó rằng ông già đấy bị thần kinh. Người dân cũng
không chịu uống thứ bột đó vào vì sợ độc hại không rõ nguồn gốc. Nhưng
cho đến khi những sự kiện kì lạ xảy ra nhiều hơn và thực sự có người hiện
ấn vận thì mọi suy nghĩ dần thay đổi…”
“Người dân đã làm những gì rồi? Thực ra chỉ cần tránh không có người
thứ 49 là được…”
“Cũng hết cách thầy ạ… Tôi căm lắm. Cây cầu còn tốt, nên không thể
đơn giản bảo bỏ là bỏ, cấp trên không có ngân quỹ thầy ạ. Còn bao nhiêu
vùng sâu vùng xa khó khăn hơn ở đây… Sông cách bờ có một đoạn ngắn,
đi thuyền không cần thiết mà còn tốn thời gian. Sông của nó, đất của nó,
chạy đâu cho thoát. Chúng tôi vẫn phải sống, phải kiếm kế sinh nhai. Cứ
sống trong sợ hãi như vậy thôi…”
“Vậy thì đếm người?”
“Có một khoảng thời gian ngắn, chúng tôi cắt cử người luân phiên đứng
đếm người qua cầu, gần 49 người thì dừng không cho qua nữa. Nhưng cũng
chính vì thế mà dân du lịch không thích, họ phàn nàn và kêu bất tiện.
Những người lớn đếm người, canh cầu dần sau cứ gặp những tai nạn khó
hiểu. Tôi chỉ nhớ có ông Trung, làm chài, ra khơi rồi bị đắm tàu… giống bố
con Thu… Thằng Tiến, làm công trường trên thành phố, bị sập giàn giáo
mà mình nó đang đứng… Nói chung là sau đó họ sợ, chẳng dám canh cầu
nữa…”
“Nhưng còn bọn trẻ con…” Hiệp lẩm nhẩm.
“Bọn trẻ con sao?” Tôi giục.
Bà Thơm lại nói: “Chỉ có duy nhất bọn trẻ con làm nhiệm vụ canh cầu
thì không sao cả… Nên thi thoảng dân làng cũng phân công con cái nhà
này nhà nọ trên đảo đứng canh cầu, tầm lớp sáu đổ lên. Chúng nó còn bé