CHÍNH DANH
L
ẽ ra lão Từ nghỉ hưu từ ba năm trước, khi lão tròn một hoa giáp. Tôn
lên hàng lão cho oai, chứ mỗi tháng lão nhuộm tóc hai lần, khối cô còn gọi
bằng anh. Sáu mươi ba tuổi mới nghỉ hưu, chẳng phải lão Từ khai man lý
lịch như khối kẻ thích làm trò ma bùn. Cũng chẳng phải tổ chức nhầm lẫn.
Ông viện trưởng cơ quan lão, một giáo sư - tiến sĩ trẻ tuổi, biết nhìn xa
trông rộng, trọng vốn kiến thức uyên thâm và mối quảng giao của lão (học
trò lão nhiều người làm quan to ở Trung ương và các Bộ, Tỉnh), mời lão ở
lại để hoàn thành dự án phi vật thể: “Bảo tồn kho tàng phi vật thể tiếu lâm
dân gian vùng Cổ Hến”, quê hương của ông viện trưởng, để trình lên tổ
chức UNESCO.
Cái vùng Cổ Hến ấy cũng lạ. Con gái đàn bà từ lọt lòng trở lên đều gọi là
Hến, ví dụ Hến Thúy, Hến Mộng Tuyết, Hến Mai, v.v… Còn đàn ông thì
gọi là Cu, thằng Cu Sửu, anh Cu Tuấn, chú Cu Bòi, bác Cu Luận, v.v…
Giống như làng Gabrovo của Bungari, cả vùng nói trạng, ai cũng nói kiểu
tiếu lâm, cười vỡ bụng. Hầu hết các câu ca dao, tiếu lâm hiện đại được lưu
truyền đều phát tích từ vùng Cổ Hến. Ví dụ, câu ca dao có hơi hướng thơ
của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương này: “Một đoàn ngô ngọng đến Ngọ
Môn/ Chúng bảo nhau rằng ỬA Ọ ÔN”. Hoặc chuyện “Thi bơi”: Vùng Cổ
Hến mở hội thi bơi truyền thống. Thể lệ cuộc thi là vận động viên nào bơi
qua hồ cá sấu dài năm trăm mét sẽ được giải thưởng là một cô gái đẹp nhất
vùng làm vợ. Hàng nghìn kình ngư khắp địa cầu kéo nhau về thi tài. Nhìn
hàng nghìn con cá sấu chúa cỡ vài tạ, con bơi lội như những chiếc tàu
ngầm, con nằm giả vờ ngủ, kềnh càng trên bờ, các nhà vô địch Nauy, Italia,
Nhật Bản, Brazin, Anh, Mỹ… đều chắp tay xin hàng. Bỗng từ đích xuất
phát, một vận động viên lao xuống nước như mũi tên bắn, và chỉ năm giây
sau đã về đích ở bờ hồ bên kia. Tiếng vỗ tay như sấm rền. Hàng trăm phóng