đội trưởng đầy quyền uy trước một thằng binh nhì vừa rời ghế nhà trường.
Vậy thì được. Ông sẽ phải nằm gục trên mặt bàn này.
- Khỏi cần - Lâm đẩy xấp tiền về phía Tít - Anh cầm tiền bán hành về
cho vợ con mừng. Tôi đãi anh - Lâm nháy mắt cho hai người bạn rồi mở
cặp lấy ra hai xấp tiền nữa đặt lên bàn - Uống cho xả láng đi. Nào, bà chủ.
Dẹp. Cho một cuộc mới.
Chiếc bàn được dọn sạch.
Những lon bia mới xếp hai hàng dài, chồng lên nhau.
Bia ồng ộc rót ra bốn cốc vại, ngàu bọt.
- Nào uống! - Lâm giơ vại bia lên.
- Chúng ta chúc nhau cái gì? - Đôi mắt Tít vẩn lên mối ngờ vực và phòng
ngừa. Rồi anh bình tĩnh nhìn thẳng vào mắt Lâm.
Đôi mắt Tít vẫn như thế - Lâm thoáng nghĩ - Anh ta tướng bướng bỉnh
và bất cần ngay cả khi biết mình bị hạ nhục. Khá lắm. Chịu chơi lắm, đáng
mặt thằng lính lắm. Nhưng trớ trêu thay, cái tư thế yêng hùng kia chỉ là sự
lên gân của một kẻ đã hết thời. Quyền lực của một tay đại đội trưởng hét ra
lửa ngày ấy là nhà thúc mầm. Còn bây giờ là tiền. Ha ha, đúng là kẻ cắp bà
già gặp nhau. Lâm bật cười lớn đón vại bia từ phía Tít đưa lại.
- Uống đi. Uống để quên đi cái nhà thúc mầm chết tiệt - Hai cốc vại đụng
chát vào nhau, bia và bọt cùng bắn tung tóe ra ngoài.
Nơi ấy là gian nhà thúc mầm của một hợp tác xã bên bờ sông Chu. Ngày
ấy Lâm, chàng trai Hà Nội mười bảy tuổi vừa rời ghế nhà trường, khoác bộ
quần áo lính ra trận. Đơn vị tân binh đóng quân ở một làng nhỏ thuộc địa
phận Thanh Hóa. Họ sẽ dừng lại đây ba tháng để huấn luyện và biên chế
thành các đơn vị, trước khi vượt Trường Sơn.
Lâm háo hức ra trận như hết thảy những người lính lãng mạn ngày ấy.
Nhưng ở trong anh vẫn còn nguyên vẹn cái chất học trò. Đi đánh giặc mà
lòng vẫn mơ về cái làng nhỏ Nghi Tàm, con đường Thanh Niên râm ran
tiếng ve mùa hạ, lứa học trò vừa tốt nghiệp và cô bạn gái làng Nhật Tân có