Cũng chỉ tại bà vợ ông. Toe toe đi vay lãi ba phân để rước về cho con trai
cái Honda Tàu bảy triệu. Cho nó đi xe ôm kết hợp chạy hàng cho vợ ông ạ.
Bà bảo ông thế. Tôi sẽ hướng dẫn con vợ thổi xôi xéo và xôi lạc buổi sáng.
Chịu khó dậy sớm mang thúng xôi ra đầu cầu. Một ngày cũng lãi dăm chục
nghìn.
Thúng xôi của cô vợ thì tạm ổn, nhưng cái xe ôm của anh chồng thì
hỏng. Bọn bạn bè hút hít ngày trước không buông tha nó. Chúng tụ bạ xóc
đĩa, tá lả rồi ngựa quen đường cũ, lại tìm đến với ma túy. Cái xe của thằng
ba trở thành phương tiện vận chuyển cái chết trắng.
Một ngày đại hỉ của gia đình ông Thạch, khi cả nhà hớn hở đón thằng
cháu nội, con thằng Ba, mới sinh từ bệnh xá về thì công an xịch đến dẫn
theo thằng bố bị còng số tám. Nhà chức trách tìm thấy chục tép hê-rô-in gói
túi nilông cất trong tủ quần áo. Thằng Ba nằm trong một đường dây buôn
bán tiêu thụ ma túy đã được công an theo dõi từ lâu. Vô phương cứu giữ.
Nó bị lĩnh án nhẹ nhất, sáu năm tù.
Những năm thằng Ba đi tù, ông Thạch cảm thấy cuộc sống có phần nhẹ
nhõm. Gia đình không dạy nổi, thì phải nhờ nhà nước. Ông như tháo được
cái ách trên cổ, bỏ được tấm mo đeo mặt. Cái làng Hạ của ông, sau những
biến động về đất đai, nghề nghiệp, lối sống, cũng đã quen dần với sinh hoạt
phố phường. Tiền bán đất hết rồi, ăn chơi nhảy múa chán rồi, cũng phải tìm
cách mà ổn định cuộc sống lâu dài, tìm cách mà sống tử tế hơn. Cái chết
của mấy con bệnh "ết", gương tày liếp của hơn chục phạm nhân ngồi bóc
lịch trong nhà đá, là những bài học nhỡn tiền cho những kẻ đua đòi hư hỏng
trong làng. Hóa ra cái làng Hạ, nay là phường Hạ, còn biết sợ cái ác, trốn
chạy khỏi cái ác.
Mừng nhất là ông bà Thạch có cô con gái út Nguyễn Thị Vân, được cả
người lẫn nết. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Vân được tuyển vào Công ty
du lịch Xuyên Việt ở Nha Trang. Đi làm được một năm thì nó đưa về giới
thiệu với vợ chồng ông một chàng thạc sĩ thủy sản, quê Phúc Thọ, Hà Tây.
"Anh Công muốn làm rể nhà ta đấy bố ạ". Con gái rỉ tai bố nhưng lại nhìn