rời bỏ gia đình có lẽ sẽ làm tổn thương lòng tự trọng nơi ba.
“Mẹ là người giống hệt con. Theo như ba thấy thì rất giống. À
không, hầu như là giống hệt. Giữa những người có tính cách giống
nhau sống cùng một mái nhà chắc chắn sẽ có va chạm. Hơn nữa cả
hai người đều cố chấp... Đó mới là điều ba lo lắng”.
Ba mẹ ly hôn rõ ràng cũng có điểm tốt. Thứ nhất là thoải mái
về tiền tiêu vặt. Bởi vì hai người sẽ chẳng phải lo nghĩ thống nhất
với nhau qua điện thoại về tiền tiêu vặt hàng tháng của tôi. Về
phía mẹ, tuy tôi không biết liệu bà có nghi ngờ hay tính xem sẽ quản
lý tiền tiêu vặt của tôi thế nào hay không nhưng với ba, nếu không
sinh tôi ra một lần nữa thì chẳng có nỗi bận tâm nào cả. Khi đó, tôi
nghĩ nếu ba mẹ đã ly hôn mà quan hệ giữa họ vẫn tốt thì suýt nữa
đã có chuyện lớn xảy ra rồi. Tôi đến chỗ ba và mẹ, tỏ vẻ buồn tủi
một chút hay đang đói bụng nói với mẹ: “Mẹ ơi, bạn Hae Jin lớp con
mới được mẹ bạn ấy mua cho một chiếc cặp mới đẹp ơi là đẹp” hay
nói với ba: “Ba ơi, gần đây con thấy sao ấy ba ạ. Con cứ làm đi làm
lại những bài tập mà con đã làm trước đó rồi”. Chỉ cần nói thế là
được. Nhưng giây phút ấy lời ba nói như một lời phê bình được đặt
trong dấu ngoặc kép: “Cả hai đều bảo thủ...” khiến tôi chẳng thể
quen được. Phải chăng lời nói của ba có ý rằng:
“Dù thế nào con cũng rất giống mẹ con phải không? Một khi đã
cho là mình đúng thì mặc kệ người khác nghĩ gì, vẫn luôn khăng
khăng làm theo ý mình.”
Một lần, ba từng mím chặt môi trông thật đáng sợ ngay khi tôi trả
lời: “Chẳng phải bây giờ chính ba cũng đang cho rằng mình đúng
đấy sao ạ”. Vì vậy lần này thay vì trả lời kiểu đó, khi nghe ba nói, tôi
đã học cách nói của ba: “Để xem nào, cái mũi giống ba nè, đến tính