2.
Khi đó tôi chín tuổi. Xúng xính trong chiếc váy thêu màu xanh da
trời tiến vào lễ đường để biểu diễn dương cầm thay lời chúc phúc tôi
muốn gửi tới ba tôi. Tôi vốn là một đứa bé ghét đến lớp học dương
cầm nên dù được học, tôi vẫn chẳng có chút tiến bộ nào, nhưng với
khúc nhạc này tôi đã thực sự luyện tập rất chăm chỉ. Bởi vì hôm nay
có cả ba mẹ tôi tham gia, hơn nữa việc được đảm nhận vai trò quan
trọng tại hôn lễ như thế này tựa như có một điều gì đó đang thực sự
diễn ra và có phần thú vị hơn việc đóng vai ba hay mẹ trong trò chơi
với búp bê, trò chơi buôn hàng của lũ trẻ thường ngày.
Khi tôi nói với cô giáo dạy dương cầm của tôi rằng: “Đây là bản
nhạc con sẽ chơi trong ngày cưới của ba con” dường như cô ngạc
nhiên đến mức không thể khép miệng lại, cô chỉ có thể lắp bắp vài
lời hỏi lại: “Ba dượng con ư?”
“Không ạ. Là ba con. Lần này là ba con sẽ kết hôn”. Một thoáng
cô giáo nhìn tôi, tôi đang đứng trước những đứa trẻ khác mà như thế
này thì không được, một người nếu đã quyết tâm thì phải luôn khí
thế, tôi giả bộ nở một nụ cười rạng rỡ sau khi đã tạo dáng như đang
nghĩ ngợi điều gì đó, tôi dõng dạc: “Vậy đi, chúng mình hãy cùng
nhau luyện tập chăm chỉ một lần. Dù vậy đừng quá say mê tập luyện
đấy”. Khi tôi nói thế, những đứa trẻ nhìn tôi giả bộ cười, điều ấy
cũng chẳng còn xa lạ. Vốn dĩ chúng luôn nhìn tôi với ánh mắt đầy
tò mò và thương hại như nhìn một đứa mồ côi tội nghiệp. Nhờ chút
thương hại đó, tôi nghiễm nhiên được miễn bị phạt, đương nhiên chỉ
là những hình phạt đơn thuần, nhưng điều đó chẳng bao giờ trở