NGÔI SAO CỦA QUỶ - Trang 220

“Loại mã mà tôi từng phá giải là mã thuật toán, Harry ạ. Còn mật mã giao

tiếp lại có ngữ nghĩa hoàn toàn khác. Chẳng hạn, đến giờ tôi vẫn chưa giải
mã được ý nghĩa thực sự trong lời nói của phụ nữ.”

“Cứ tạm cho rằng đây là sự kết hợp của cả hai đi. Vừa là logic tường

minh lại vừa mang nghĩa hàm ẩn.”

“Thôi được, vậy thì ta sẽ nói về mật mã. Những thông điệp ẩn. Để hiểu

được nó, cậu cần phải có cả tư duy logic lẫn tư duy loại suy. Tư duy loại suy
sẽ dựa trên trực giác và tiềm thức, hay nói cách khác là những điều cậu
không nhận ra mình đã biết. Sau đó cậu kết hợp giữa tư duy tuyến tính với
nhận diện quy luật. Cậu đã nghe nói đến Alan Turing bao giờ chưa?”

“Chưa.”
“Người Anh đấy. Ông ta đã phá được mật mã của quân Đức hồi chiến

tranh. Tóm lại, ông ta đã đánh bại họ trong Thế Chiến II. Ông ta nói rằng để
giải mã, đầu tiên chúng ta cần phải biết đối thủ đang lựa chọn nguyên lý mã
hóa nào.”

“Nghĩa là sao?”
“Nói một cách ngắn gọn thì đó là mức độ vượt xa những con số và ký tự

đơn thuần. Vượt xa cả giới hạn ngôn ngữ. Nó sẽ tiết lộ cho cậu biết nguyên
nhân, chứ không phải cách thức. Cậu hiểu chứ?”

“Không hiểu, nhưng cứ nói cách làm của cậu đi.”
“Điều đó thì không ai biết cả. Nó gần giống

khải tượng

trong tôn giáo,

kiểu như một khả năng thiên phú ấy.”

“Cứ giả sử tôi đã biết được nguyên nhân rồi. Thế sau đó thì sao?”
“Cậu có thể chọn phương pháp ‘cố quá’. Nghĩa là xem xét tất cả các khả

năng, cho tới khi thành ‘quá cố’.”

“Người sắp thành quá cố không phải tôi. Tôi chỉ có thời gian cho phương

pháp ‘cố vừa’ thôi.”

“Tôi chỉ biết mỗi một cách.”
“Cách gì?”
“Thôi miên ý thức.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.