- Dạ...
Cô gái miết tay lên cạnh bàn có vẻ bối rối. Có nhiều người ngồi quanh
đây cô không quen.
- Dạ, ông nội con kể, ông nội con là ông Hai Tương. Nội con còn viết
tuồng Sử hận nữa, mấy chú có nghe hát tuồng đó chưa?
- Ờ, bác Hai Tương tôi thương lắm nghen. Ổng kể chuyệ mê ly mà
chính xác lắm. Còn tuồng thì nghe nói thôi, thiệt thì chưa.
- Con hát nghen?
- Thôi đừng hát, kể sử đi.
- Dạ thưa ông bác Ba, ông bác Chín, thưa mấy chú, con nói hơi dài
được không?
Ông chủ tọa coi đồng hồ cười :
- Bây giờ cũng còn sớm. Chuyện của cô dài cỡ bao nhiêu? Cô mà kể
hay, tới chiều tôi cũng nghe.
- Dạ - Cô đằng hắng - Thầy được Ðảng phân công về xóm Rạch năm
một ngàn...
Ðó là câu chuyện của cô, của ông nội cô, của những người xóm Rạch.
Họ kể chuyện đó bao nhiêu lần rồi? Các nhà viết sử nghe bao nhiêu lần rồi?
Nhiều lắm, nhiều không kể được. Cô gái nói lời của ba cô năm trước, nói
lời của ông nội cô năm trước, năm trước nữa. Cô nói lời của lịch sử. Mà
lịch sử là thứ không thay đổi. Nhưng trong lời của cô có cái nhiệt tình tuổi
trẻ, trong mắt cô có mầu đen sẫm của vốc đất bãi bùn, và cô dựng xương
thịt cho cuộc khởi nghĩa bằng nét mềm mại của người con gái nên câu
chuyện của cô rất sâu sắc và thu hút người khác.