NGÓN TAY THỨ MƯỜI MỘT - Trang 359

Bác sĩ Đào nói. "Nên trước hết phải tìm được nhân thân của nạn nhân rồi
tính sau."

"Tại sao kia?" Lần đầu tiên tôi gặp phải tình cảnh như vậy. "Luật tố

tụng hình sự đã quy định rõ, với những thi thể chưa rõ nguyên nhân tử
vong, cơ quan công an có quyền quyết định giải phẫu kia mà. Chúng ta có
quyền này. Nếu người nhà của nạn nhân không đồng ý giải phẫu thì không
được giải phẫu, vậy lỡ hung thủ là người nhà của nạn nhân thì sao?"

"Nhưng luật tố tụng hình sự cũng nói, bắt buộc phải thông báo cho

người nhà nạn nhân đến hiện trường." Bác sĩ Đào tranh luận.

"Trong quy định về trình tự xử lý vụ án hình sự của cơ quan công an

có nói, đối với trường hợp thông báo được, hoặc người nhà nạn nhân từ
chối đến hiện trường, chỉ cần ghi chú rõ ràng là được!" Tôi rất tự tin với
kiến thức pháp luật của mình.

Bác sĩ Đào ngẫm nghĩ một lát rồi nói: "Nhưng tất cả những điều này

đều chỉ áp dụng cho vụ án hình sự. Hay nói cách khác, chúng ta phải tìm ra
được dấu hiệu tồn tại hành vi phạm tội thì mới có được quyền này."

"Nhưng cần phải tìm ra nguyên nhân tử vong thì mới xác định được

tính chất của vụ việc này chứ." Tôi nói.

"Điều tra và khám nghiệm hiện trường đều không hề có nghi vấn."

Bác sĩ Đào nói. "Vì thế, để đề phòng sơ suất, lãnh đạo yêu cầu chúng ta
phải đợi. Dù sao cũng không vội. Hay là đợi sau buổi họp chuyên án tối
nay, tìm hiểu thêm một số tình hình cơ bản, sau đó hãy quyết định, anh thấy
thế nào?"

Quả thực là nhiều khi cơ quan công an tự quyết định giải phẫu tử thi

đã gây ra nhiều kiện cáo, nói rằng cơ quan công an cướp xác, phá hoại tử
thi, không tôn trọng nhân quyền. Để tránh xảy ra hiện tượng này, lãnh đạo
công an địa phương muốn kéo dài việc khám nghiệm tử thi cũng là điều dễ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.