Vì vậy sau khi lên ngôi, Napoléon đã bạc đãi ông, ông xin về nghỉ hưu
rồi qua đời trong cảnh túng quẫn khi “thằng nhóc mới được bốn tuổi.”
Alexandre Dumas được mẹ vốn là con gái một chủ quán nuôi dưỡng trong
cảnh túng bấn ở Villers Cotterêts, không được học hành, ngoại trừ mấy bài
học vỡ lòng của một con người tốt bụng là ông mục sư. Nhưng lại học ở
đời rất nhiều, đấy là vô tận những chuyến đi rừng, những buổi đi săn kể cả
săn trộm vô cùng hào hứng và đọc rất nhiều. Kho sách nhà Alexandre
Dumas chứa đủ mọi loại sách mà Alexandre Dumas ngốn ngấu một cách
say mê. Mười lăm tuổi cậu theo học thầy Mennesson, công chứng viên ở
Villers Cotterêts để làm thư ký hạng ba.
Thư ký công chứng viên hàng ngày viết kín trang này đến trang khác có
dán tem bằng nét chữ rất đẹp và luôn thở dài nhớ rừng thân yêu. Đồng thời
chàng cảm thấy nảy sinh trong mình sở thích mạnh mẽ đối với thi ca và sân
khấu, rồi liền đó cố viết những vần thơ ngắn gửi vài cô gái ở Villers
Cotterêts, hoặc Crépy en Valois. Một hôm ở lâu đài Villers Hélon, chàng
làm quen với chàng trai trẻ mười bảy tuổi hơn mình mấy tháng tên là
Adolphe Ribbing De Leuven tự xưng là thi sĩ.
Một thi sĩ ư? Alexandre Dumas cũng reo thầm trong bụng: “Ta cũng vậy,
ta cũng là thi sĩ.” Khi chàng biết Adolphe thường lui tới các nhà hát ở Paris
và quen biết Talma, diễn viên bi kịch nổi tiếng, nhiệt tình của chàng với thi
ca và sân khấu trở thành vô bờ bến. Tất cả đều cùng tồn tại: Paris, sân khấu,
Talma và chàng, một thi sĩ và hiện thời quyết định đi theo Adolphe đến
Paris và sẽ tự giới thiệu với Talma. Nhưng còn tiền? Mặc kệ, chàng vừa đi
vừa săn. Một con muông bị giết ở dọc đường đủ để trả tiền ăn đường.
Talma tiếp chàng và hỏi chuyện:
— Anh làm gì ở tỉnh nhỏ?
— Tôi không dám nói đâu, - Alexandre thở dài - Tôi là thư ký công
chứng quèn.
— Vớ vẩn, - Talma nói - Không vì thế mà thất vọng. Corneille
vốn là thư ký biện lý.
Và quay lại các bạn, Talma nói thêm: