— Thưa các vị, tôi xin giới thiệu với các vị một Corneille tương lai.
Sau đó, nhờ tướng Foy, một đại biểu Quốc hội thuộc phái tự do chàng
được vào làm thư ký phụ động ngạch rất thấp cho một văn phòng của Đại
Quận Công Orléans (sau này là vua Louis Philippe). Không sao, miễn điều
đó có nghĩa là được ở Paris. Từ đó hàng ngày, từ 10 giờ sáng đến 5 giờ
chiều chàng biên chép những báo cáo, rồi lại vẫn những báo cáo, sau đó
chàng trở về căn nhà nhỏ của mình ở khu phố người Italia, đối diện với nhà
hát Hài kịch. Không lấy gì làm vui lắm. May sao cùng tầng gác lại có một
cô gái xinh đẹp tóc vàng hung, không giữ gìn lắm. Người ta lân la làm quen
hàng xóm láng giềng. Alexandre Dumas vốn có óc hài hước làm cho cô
Catherine De Labay cười thích thú. Thế rồi ngày 27 tháng 7 năm 1824, một
kẻ quyến rũ đàn bà thứ ba ra đời làm ầm ĩ khu phố người Italia. Người ta
gọi nó là Alexandre. Người ta có nhẽ đã bắt quả tang khát vọng làm cha của
chàng nếu cho chàng biết cái thằng bé Alexandre đó một ngày kia cũng nổi
tiếng như chàng với tác phẩm Trà Hoa Nữ.
Alexandre Dumas có người bạn làm việc cùng phòng tên là Lassagne
luôn miệng nhắc: “Nước Pháp đang mong chờ một cuốn tiểu thuyết lịch
sử.”
Và nhờ có Lassagne, Alexandre Dumas bắt đầu đọc, đúng hơn là ngốn
ngấu rất nhiều tác giả. Đọc thì đọc rồi. Nhưng còn viết? Cộng tác với
Adolphe và Rousseau, một ông già say. Alexandre Dumas viết một vở hài
kịch dân phổ thông: Cuộc đi săn và tình yêu. Vở kịch được diễn, chỉ còn
hai câu là đáng nhớ:
“Bởi muốn hạ bệ một chú thỏ rừng,
Ta phải là thỏ nhà ưu tú.”
Tuy vậy, nó cũng đem lại cho Alexandre Dumas 300 francs. Và chàng
mang ngay đến một nhà in để bằng tiền túi của mình xuất bản một tập
truyện. Tập truyện chỉ bán được đúng bốn bản in. Lúc đó là vào buổi bình
minh của chủ nghĩa lãng mạn. Alexandre Dumas thề: “Chiến thắng hoặc rã
họng ra.” Rõ ràng chàng vừa đọc một mẩu chuyện khá bi thảm về Hoàng
Hậu Christine của Thụy Điển trong tạp chí Tiểu sử phổ thông. Một chuyện
khá rắc rối éo le giữa một Hoàng Hậu và một cận thần, sự phản bội, sự trả