buộc phải tính thêm một bữa ăn không dùng đến. Parry chẳng biết nói sao
và cứ tính toán cho xong.
Ông hoàng nói:
— Ta hy vọng rằng mấy con ngựa sẽ không phải chịu thiệt như thế.
Ngựa không thuộc vào phần người phải trả. Những người khách đi đường
dài như chúng ta mà phải leo lên mấy con ngựa gầy còm thì thật là khốn
khổ.
Nhưng Cropole lấy vẻ nghiêm trang để xoá tan mối nghi ngờ đó và trả
lời rằng chuồng ngựa nhà Médicis cũng chiều khách như nhà ăn vậy.
Ông Hoàng nhảy lên ngựa, người hầu cũng làm theo rồi cả hai lên đường
hướng về Paris. Cả trên các lộ cũng như trong các khu phố đều vắng ngắt.
Đối với ông hoàng thì chuyện vừa xảy ra càng khắc nghiệt vì đây cũng là
một cuộc lưu đày mới. Những người bất hạnh thường cố bám lấy bất cứ
một tia hy vọng nào đó giống như người sung sướng bám lấy hạnh phúc to
lớn và khi phải rời nơi có nhiều hy vọng nuôi dưỡng họ thì họ cảm thấy
nuối tiếc cùng cực như người bị ám khi đặt chân lên chuyến tàu đưa họ đến
nơi lưu đày. Một tâm hồn nhiều lần chịu đau thương rõ ràng chỉ bị một vết
chích nhỏ cũng thấy đau đớn, và khi hắn ta thấy chỉ một lúc nào đó hết
khốn khổ thì đã coi như là được hạnh phúc rồi. Rõ ràng là trong những lúc
cùng cực nhất, Thượng đế đã lại ban cho chút hy vọng như giọt nước nhỏ
mà tên nhà giàu xấu bụng ở địa ngục đã cầu khẩn nơi Lazarre
sự hy vọng của Charles II tưởng đã là một niềm vui không phải chỉ thoáng
qua. Đó là khi ông thấy người anh em Louis tiếp đón nồng hậu. Hy vọng
thành rồi ngỡ sắp thành sự thật. Thế nhưng sự chối từ của Mazarin khiến
cho điều sắp trở thành hiện thực đó chỉ còn là mơ mộng. Lời hứa của Louis
XIV lại trở thành trò giễu cợt, như ngai vàng, vương trượng, như bạn bè
của ông, như tất cả những gì vây quanh thời niên thiếu vương giả của ông
mà nay đã rời bỏ ông trong quãng đời thanh xuân chịu bị lưu đày này.
Thật là khôi hài! Tất cả đối với Charles II đều là khôi hài trừ nơi yên
nghỉ lạnh lẽo, đen tối của cái chết hứa hẹn đem đến cho mà thôi. Đó là điều
của ông hoàng khốn khổ nghĩ suy trong khi ông buông lỏng dây cương,