NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP - Trang 15

nhau, cho nên âm hư dương ắt chạy , dương hư âm ắt thoát. Người giỏi
chữa bệnh thì khí hư nên giúp huyết, huyết hư nên giữ khí. Tóm lại huyết là
cái hữu hình, không thể sinh nhanh; khí là cái rất nhỏ, cần giữ cho chắc.
Than ôi, lẽ âm dương biến hoá thì không cùng, không thể kể hết, vả lại
dương nắm cả âm, huyết theo với khí, nên người xưa chữa huyết ắt trị khí
trước; đó là khéo hiểu được nghĩa

"Kiền nắm trời, khôn theo Kiền"

của

kinh Dịch vậy. Thánh nhân giúp đỡ công việc của trời đất, thường ngụ ý
nâng dương mà nén âm, cho nên Thần Nông nếm thuốc, cũng căn cứ vào
âm dương để phân chia ra các vị hàn nhiệt ôn lương, cay ngọt chua đắng
mặn khác nhau. Phàm cay ngọt thuộc dương, ôn nhiệt thuộc dương, hàn
lương thuộc âm, chua đắng thuộc âm. Dương chủ việc sinh, âm chủ việc
sát, nên người thầy thuốc muốn cho người ta xa nơi chết, tới chỗ sống
thường dùng các vị ngọt, ôn, cay, nhiệt mà ít dùng các phương chua đắng
hàn lương bởi hiểu lẽ ấy.
Như ngày Đông chí thì khí nhất dương sinh, ngày Hạ chí thì khí nhất âm
sinh, hai ngày chí ấy vô cùng quan trọng. Chí nghĩa là cực, âm cực thì
dương sinh, từ không mà thành khó, dương cực thì âm sinh, từ có mà thành
không; đó là chỗ không giống nhau trong việc biến hóa của âm dương vậy.
Kinh nói rằng

"Bên dưới tướng hỏa, khí thủy tiếp nối; bên dưới ngôi thuỷ,

khí thổ tiếp nối; bên dưới ngôi thổ, khí phong (mộc) tiếp nối ; bên dưới
ngôi phong, khí kim tiếp nối; bên dưới ngôi kim, khí hoả tiếp nối; bên dưới
quân hoả, âm tính tiếp nối. Găng thì hại, cái tiếp nối sẽ chế trị nó"

. Như

ngày Đông chí thì âm thịnh đến cùng cực, sinh ra khí dương tiếp nối sẽ chế
trị. Ngày Hạ chí thì dương thịnh đến cùng cực, sinh ra khí âm tiếp nối, đó
gọi là dương thịnh găng thì hại, âm tiếp nối sẽ chế trị.
Có người hỏi "Ngày Đông chí khí nhất dương sinh, đáng lẽ khí trời dần
chuyển sang ấm áp, thế tại sao tháng chạp lại rét lớn, băng tuyết quá nhiều
? Ngày Hạ chí khí nhất âm sinh, đáng lẽ khí trời dần chuyển thành mát mẻ,
thế tại sao tam phục lại nắng gắt, nóng nực càng tăng ? Có cách nào giải
thích chăng ? Triêu Quán nói

"Đó là chuyện cái sẽ đến thì tiến, cái thành rồi

thì lui. Trong chỗ tinh tuý và kín đáo, chưa dễ xét rõ được. Đại khái có lẽ là
dương phục ở dưới bức âm ở trên, nước giếng tỏa hơi mà kỳ băng đóng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.