nhiều biến đổi"
. Ví dụ như khí hậu nam bắc có phân biệt, thời trời nóng
lạnh có đổi thay, thể chất có kẻ mỏng người dày, mắc bệnh có kẻ lâu người
mới...; những yếu tố ấy không thể không xét cho rõ ràng vậy. Cũng như
bệnh có khi nên bổ mà lại bổ bằng phép tả, có khi nên tả mà lại tả bằng
phép bổ; có khi cần dùng thuốc lạnh mà lấy thuốc nóng dẫn đường, có khi
cần dùng thuốc nóng mà lấy thuốc lạnh nương trị; hoặc bệnh ở trên mà
chữa ở dưới, hoặc bệnh ở dưới mà chữa trên; bệnh như nhau mà dùng thuốc
khác nhau, bệnh khác nhau mà dùng thuốc như nhau...; nghĩa ấy thật rất sâu
xa, người học cần xét cho thật rõ. Tóm lại, bệnh là do khí huyết sinh ra,
bệnh khí thuộc về dương, bệnh huyết thuộc về âm.
Việc âm dương hơn thua qua lại là then chốt, trăm bệnh theo đó mà thay
đổi. Vì thế mà chữa bệnh nam giới khác chữa bệnh nữ giới, chữa bệnh
người trẻ khác chữa bệnh người già.
Xét trong y thuật vốn có bốn khoa : nhìn sắc, nghe tiếng, hỏi chứng và bắt
mạch, tuy chia thành môn loại trận thế, nào là bát yếu, nào là tam pháp...;
nhưng tìm đến ý nghĩa, rốt lại chỉ trong mấy chữ biểu, lý, hư, thực, hàn,
nhiệt mà thôi. Nếu trong vòng sáu chữ ấy mà xét nhận được rõ ràng, thì đó
là hiểu biết được chỗ cốt yếu rồi vậy. Đó tức là câu người ta vẫn nói là
"Biết được chỗ cốt yếu thì chỉ một lời là hết, không biết được chỗ cốt yếu
thì mênh mông không cùng "
Than ôi, đạo lớn là của chung, xin cùng các bậc danh nho tài tử thông minh
trong thiên hạ đem tinh thần để lĩnh hội, trên thì để thờ vua và cha mẹ giữa
thì giữ gìn cho mình, dưới thì để cứu giúp mọi người đã ghi chép hết ra ở
sách này. Xin chớ vì là sách quốc âm nôm na, quê kệch mà xem thường
xem khinh.
Trích yếu âm dương biện luận
(Trích phần chủ yếu trong bài Biện luận về âm dương)
Dịch nghĩa:
Phàm chỗ then chốt của sinh khí mà con người bẩm thụ đều