NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP - Trang 14

gốc ở hai khí âm dương. Nhưng nếu đem khí huyết, tạng phủ, hàn nhiệt mà
bàn, thì đó chỉ là nói riêng về khí âm dương hữu hình thuộc về hậu thiên
mà thôi. Còn như khí âm dương vô hình thuộc về tiên thiên thì dương gọi là
nguyên dương, âm gọi là nguyên âm. Dương tức là nguyên dương, âm gọi
là nguyên âm. Nguyên dương tức là cái hỏa vô hình, việc sinh hóa thần cơ
là ở đó, tính mạng quan hệ ở nó. Nguyên âm tức là cái thủy vô hình, việc
tạo dựng thiên quý là ở đó, mạnh yếu quan hệ ở nó. Cho nên kinh Dịch gọi
là nguyên tính, nguyên khí. Nguyên tính, nguyên khí tức là nguyên thần
sinh ra tinh, hoá ra khí. Sinh khí của con người sở dĩ ứng hợp với tự nhiên,
chỉ do nhờ ở nó mà thôi. Kinh nói rằng: " Được thần thì tốt, mất thần thì
chết", chính là nói về điều đó vậy.
Vậy hai chữ âm dương, nên xét cho rõ ràng. Dương thì nóng nảy, âm thì
lặng lẽ điềm đạm. Dương giữ việc sinh ra, âm giữ việc nuôi lớn. Dương
thái quá thì hại, đưa đến tiêu khô; âm thái quá thì hại, xui nên bế tắc.
Dương động mà tan, cho nên hoá ra khí; âm tĩnh mà động, cho nên thành ra
hình. Người dương suy thì sợ lạnh, người âm suy thì phát nóng, bởi âm
thắng thì dương bị bệnh, dương thắng thì âm bị bệnh, cho nên như vậy.
Dương vô hình mà sinh ra hơi, âm có chất mà thành ra mùi, cho nên hơi
trong của dương ra nơi các khiếu phía trên, vị đục của âm ra nơi các khiếu
phía dưới. Dương rời rạc không tụ về thì bay vượt lên trên mà hơi thở khò
khè như ngáy, âm tan tác không bền chặt thì dồn hãm xuống dưới mà mồ
hôi nhờn quánh tựa dầu.
Tóm lại âm thì tính tĩnh, ở trong để gìn giữ cho dương; dương thì tính
động, ở ngoài để phụng sự cho âm. Bệnh dương hư thì buổi chiều trằn trọc,
bệnh âm hư thì buổi sáng nhẹ nhàng; bệnh về dương thì buổi mai tĩnh, bệnh
về âm thì buổi đêm yên; dương tà thịnh thì chiều nhẹ, sáng nặng, âm tà
thịnh thì chiều nặng sáng nhẹ; bệnh về dương phần nhiều thích mát ham
lạnh, bệnh về âm phần nhiều sợ lạnh muốn ấm.
Âm dương đã phân rõ, Vinh Vệ phải chia rành. Vinh là huyết, thuộc âm, cái
để nuôi tốt bên trong; Vệ là khí, thuộc dương, cái để đi giữ bên ngoài. Cho
nên huyết để nuôi nấng thì đi trong mạch, khí để gìn giữ thì đi ngoài mạch.
Khí là cái để hành huyết, huyết là cái để chở khí. Khí huyết vốn không rời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.