Trong vài trang giấy còn lưu nét chữ của Anna Sewell: “Tôi đã phải nhốt
mình sáu năm ròng trong nhà, nằm liệt trên giường. Thỉnh thoảng những lúc
có thể được, tôi lại viết những điều tôi suy nghĩ và sẽ tập hợp thành một
quyển sách nhỏ. Mục tiêu riêng của cuốn sách là làm cho con người biết đối
xử ân cần, cảm thông và hiểu biết loài ngựa.
Nghĩ đến những chiếc xe ngựa là tôi nghĩ đến những bác xà ích và tôi băn
khoăn không hiểu tôi có thể thực sự thể hiện được thân phận, những nỗi khó
khăn to lớn của họ bằng cách thuật lại chính xác được không.
Vài tuần trước, tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị bên cửa sổ với một bác xà
ích thông minh đang đợi khách bên cửa nhà chúng tôi. Cuộc nói chuyện ấy
đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.
Lúc câu chuyện dẫn đến vấn đề ngày Chủ nhật, bác ta nói rằng chẳng bao
giờ được nghỉ ngày Sabbath
. Tôi nhận thấy cảm giác của sự phản kháng
mãnh liệt của những người xà ích phải đánh xe trong ngày Chủ nhật, đặc
biệt vì họ không được thờ phụng Chúa. Bác ta nói: “Các giáo sĩ cũng thế, cô
ạ. Và tôi dám nói là thật hổ thẹn cho tôn giáo vì lẽ ra, ngày Chủ nhật chúng
tôi phải được nghỉ”.
Rồi bác ta kể một trong những người xà ích ở London đưa một quý bà đến
nhà thờ. Lúc xuống xe, bà ta đã buông ra một lời nhận xét về ngày lễ
Sabbath. Câu đó làm người xà ích thực sự phẫn nộ, bác ta nói: “Hay lắm
thưa bà, tôi có thể gọi như thế là đạo đức giả được không?”. Tôi cho rằng
phần lớn chúng ta đồng tình với bác ta, và không thể giả nhân giả nghĩa như
thế được. Rất ít tín đồ Cơ Đốc giáo nhận thức được trách nhiệm khi gọi xe
trong ngày Chủ nhật”.
Câu chuyện này chứng tỏ sự phẫn nộ của Anna Sewell vì một thực tế là
những con ngựa bị tận dụng ngay cả khi chúng có thể được nghỉ ngơi, và
những người ngoan đạo hoặc ra vẻ ngoan đạo lẽ ra nên có ý kiến về việc
này.
Ngựa ô yêu dấu ra đời vào cuối năm 1877, và Anna Sewell chỉ còn sống
đủ để nghe về thành công của tác phẩm. Tội nghiệp cho nhà văn kiên nhẫn
và miệt mài ấy biết chừng nào! Bà được an ủi trong giờ phút cuối cùng,