Trên hai bên vách tường vốn loang lổ bỗng nhiên lại xuất hiện
ba bốn bức phù điêu hình người, những người này hình dáng khác
nhau, chạm trổ thập phần sống động. Điều kỳ quái chính là, mấy
bức phù điêu này hình như không phải cùng một thời kỳ, lại được
chạm khắc cùng một chỗ, khiến người xem cảm thấy kỳ quặc không
nói nên lời.
Có một người mặc trang phục cổ xưa, trên đầu búi tóc, để
râu quai nón, vô cùng rõ ràng, Thủy Căn không phân biệt được là
triều đại nào. Còn có một người đàn ông cao lớn có bím tóc dài, cái
này Thủy Căn có thể mơ hồ nhận ra là trang phục triều Thanh.
Nhưng khiến người ta phải lạnh sống lưng chính là bức phù
điêu cuối cùng: hình người ngẩng mặt về phía trước, tuyệt vọng
vươn tay ra, giống như đang gọi người phía trước đến cứu mình, mà
bình dưỡng khí sau lưng hắn, cùng kiểu tóc và quần áo hoàn toàn
giống với trang phục thời đại ngày nay.
Thủy Căn vẫn cho rằng bản thân đã được đủ loại chuyện kinh
dị rèn luyện cho rất nhiều, cũng nên có chút sơn băng địa liệt
(3)
(núi
lở đất nứt, ta nghĩ là kiểu gặp biến tâm không động)
rồi chứ, thế mà
vẫn phải sửng sốt bất động, không nhịn được lại rùng mình một cái.
Người lộ ra biểu tình thống khổ này, rõ ràng là Lý trợ lý mà
mọi người vẫn tìm mãi không được.