đình-Phùng là Phan-quân Bá-Ngọc, cũng vừa ở trong nước ra đến nơi.
Phan-quân còn nhỏ tuổi mà người thông-minh anh-tuấn. Lúc tôi còn
ở nước nhà đã có dịp gặp-gỡ phơi trải ruột gan với Phan-quân, nay gặp
nhau ở chốn tha-hương, tôi vui mừng được gặp một bạn tri-kỷ. Tôi ngỏ cho
Phan-quân biết ý tôi muốn về nước, còn Phan-quân thì ngỏ ý-định sang
Nhật.
Sau khi từ-biệt Phan-quân rồi tôi vội-vàng đi Khâm-Châu, tìm kiếm
một người trong nghĩa-đảng hồi trước, tên là Tiền-Đức, để cậy va làm
người hướng-đạo. Chúng tôi đi men một dọc bờ cõi dưới Từ-châu, qua phủ
Thái-bình, đến Long-châu, rồi vượt qua cửa ải Trấn-nam-quan. Trước sau
cả thảy năm tuần-lễ, bao nhiêu địa thế hiểm-trở, tôi đều xem-xét kỹ-lưỡng.
Tiền-Đức cũng có công trong việc nầy nhiều lắm.
Qua ải Trấn-nam, tới chợ Văn-uyên. Chợ nầy có đồn lính một viên
quan binh tây 4 lon chỉ-huy. Hễ ai không có thông-hành hộ-chiếu của lãnh-
sự Pháp cấp cho thì không đi qua lọt.
Tôi mua được một tờ thông-hành của một chú khách-buôn, mạo
danh là Hoa-thương mà đi. Lúc nầy trên giấy thông-hành chưa có lệ phải
dán hình-ảnh thành ra tôi được bình-an vô sự, lên xe lửa ở Đồng-đăng mà
đi Hà-nội.
Hồi nầy là thượng-tuần tháng 9.
Xe lửa tới ga Gia-lâm thì tôi xuống, đi đường bộ lên Thái-nguyên,
tới Chợ-Chu vào thăm Lương-tam-Kỳ.
Nguyên là lúc tôi đi ngang qua Thái-bình-phủ đã có dịp vào ra mắt
quan Thống-lãnh Trần-thế-Hoa, xin ông giới-thiệu tôi với Lương-tam-Kỳ,
bởi Lương là bộ-hạ cũ của ông.