Đối với bà con trong nước, tôi là một người khua động chuông
chiều trống sớm để thức-tỉnh, thật là tập văn nầy nối gót Huyết-lệ Tân-thư
mà ra đời vậy.
Cách không bao lâu, bọn anh em trong phái cấp-khích ở Nghệ-Tĩnh,
như mấy ông Đại-Đẩu, Thần-Sơn, phần nhiều viết thư hối-thúc tôi về việc
quân-giới.
Chỉ một vấn-đề đó, khiến cho tôi hao-tốn không biết bao nhiêu tâm-
huyết mà gây ra lắm nỗi thất-bại thê-thảm, thật là khổ-não cho tôi !
Các ông về phái cấp-khích, có bầu máu nóng đáng kính, nhưng đầu
óc các cụ chỉ lo xông-pha bôn-tẩu trên một con đường bạo-động mà thôi.
Chính tôi lúc chưa bỏ nước ra đi, cũng chỉ có tư-tưởng giống y như thế ;
chừng sau ra ngoài được rộng kiến-văn và nhờ người ngoài giáo-huấn, tôi
mới biết sự-nghiệp quang phúc nước nhà, không sao có cơ-sở cho thật bền-
vững thì không làm nên.
Bởi vậy, một mặt tôi cổ-võ thanh-niên du-học, một mặt muốn mở-
mang tư-tưởng ái-quốc cho toàn quốc-dân, tôi bèn viết ra Tân-Việt-Nam kỷ-
niệm-lực, Việt-Nam sử-khảo, và tập Hải-ngoại huyết-thư nối theo. Mấy thứ
sách nầy lời lẽ thống-thiết lâm-ly, chỉ có chủ-ý là trông mong quốc-dân ta
lấy Chiêm-thành Chân-lạp làm dấu xe nên tránh và rán theo chân nối gót
của Trưng-vương, Lê-hoàng, mà phát phần hăng-hái, tìm lấy sự sống ở
trong lúc chủng-tộc chưa tiêu, tính mạng chưa tuyệt nầy, bằng không thì trễ
mất.