Là vì công việc tôi sắp-đặt lo toan từ trước đến giờ, đều chuyên-chú
vào hiện-tượng trước mắt, đến sự mưu-đồ sự-nghiệp lâu-dài bền-vững cho
nước nhà, thời chỉ có bài văn nầy thôi. Nếu như có hiệu-quả, người nước ta
du-học ngày thêm đông, nhân-tài ngày thêm nhiều, dân-trí ngày thêm cao,
thì không gì nước Nam ta không có cơ sống lại.
Nhưng thủ-đoạn người ta áp-bức nặng-nề dữ-tợn, khiến cho làn
sóng du-học chưa được năm sáu năm, đã làm cái đích cho muôn ngàn mũi
tên nhắm vào đó mà bắn, sự ấy trước kia tôi có dè đâu. Than ôi ! Tài hèn
sức mỏng, trăm việc làm đều không được như lòng mình muốn, thành ra đá
hết rồi mà biển hận vẫn chưa lấp đầy, oan hồn Tinh-vệ, đêm ngày chỉ lênh-
đênh chìm-nổi với ba-đào, đau-đớn thay !
Bài văn Khuyên thanh-niên du-học viết xong rồi, thuê in ra mấy
ngàn tập, giao cho Tăng-quân Bạt-Hổ đem về nước phát-hành. Mùa đông
tháng chạp năm Ất-tị, Tăng-quân về nước, cốt lo cổ-động anh em qua học
bên Nhật.
Vừa khi đó ông Nguyễn-Hải-Thần ở nước nhà trốn qua tới Nhật,
gặp tôi ở Hoành-tân được đọc bài văn của tôi, ông lấy làm mừng lắm, tình-
nguyện gánh vác khoản tiền tổn-phí cổ-động du-học-sinh.
Không bao lâu, tiếng vang-dội của bài văn tôi làm rung-động xôn-
xao cả trong nước.
Tháng giêng năm Bính-ngọ, tôi đến nhà ông Khuyển-dưỡng-Nghị
để bàn-tính về việc đưa học-sinh Việt-Nam sang học, sắp đặt cho anh em cả
trường học chỗ ở sẵn-sàng.
Lúc đó ông Phước-Đão đang làm hiệu-trưởng Chấn-võ học-hiệu tại
Đông-kinh, tôi liền xin cho Trần-hữu-Công (tức là Nguyễn-thức-Canh),
Lương Lập-Nham và Nguyễn-Điển ba người vô học trường ấy. Còn một
người nữa là Lương-Nghị-Khanh thì vô học Đồng-văn thư-viện. Nước ta 4