ngàn năm nay chưa hề có người nào du-học ngoại-quốc, có chăng là tự bốn
người nầy trước hết. Ôi ! lịch-sử quốc-dân ta như thế ai bảo là thằng bé con
lụ-khụ trăm tuổi cũng phải.
Tháng 2 năm đó, bọn ông Tử-Kính đã phò-tá Hội-chủ Kỳ-ngoại-hầu
đến Hương-cảng, viết thư sang Nhật gọi tôi qua.
Lúc bấy giờ, bốn người thiếu-niên vừa mới được vô học trường
Nhật, lại được nghe tin Hội-chủ xuất-dương yên-ổn, thật mấy năm nay chỉ
có chuyện nầy tôi thấy vui mừng khoan-khoái hết sức.
Tôi nóng-nẩy muốn biết tình-hình trong nước gần đây ra sao, lại sẵn
có dịp đi nghênh-tiếp Hội-chủ, nên chi hạ tuần tháng hai, tôi đáp tàu qua ở
Nhật sang Hương-Cảng. Tới đây, vừa gặp Phan-quân Châu-Trinh
mới từ
nước nhà qua.
Phan-quân đi chuyến nầy, cốt muốn xem-xét tình-trạng văn-minh
của Nhật. San khi gặp mặt tôi rồi, ông cùng tôi và Hội-chủ cùng xuống tàu
sang Nhật.
Chúng tôi đến Hoành-Tân vào hồi hạ-tuần tháng tư.
Tôi dẫn Phan-quân đi xem khắp các trường học và các nơi danh
tiếng ở thành Đông-kinh, lại giáp mặt nhiều danh-nhân nước Nhật. Cách
sau mấy tuần, ông nói với tôi :
- Xem dân-trí Nhật-bản rồi đem dân-trí ta ra so-sánh, thật không
khác gì muốn đem con gà con đọ với con chim cắt già. Giờ bác ở đây, nên
chuyên tâm ra sức vào việc văn, thức-tỉnh đồng-bào cho khỏi tai điếc mắt
đui, còn việc mở-mang dìu-dắt ở trong nước nhà thì tôi xin lãnh. Lưỡi tôi
đang còn, người Pháp chẳng làm gì tôi được mà lo.
Tôi cho lời ông nói rất phải. Rồi tôi viết ra tập đầu « Hải-ngoại
huyết-thư ». Nhân lúc Phan-quân về nước, tôi gửi đem Huyết-thư đó về.