NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 100

chất mơ hồ trong các hệ thống quản lý tiền tại Việt Nam. (Những ẩn số
vàng.) Trong nhiều trường hợp, việc dùng từ tiếng Anh không phải để làm
rõ nghĩa mà để làm nhẹ người.

Cũng có trường hợp các em du học sinh “làm quen” với một khái niệm

bằng tiếng Anh (lần đầu tiên họ biến khái niệm đó thành lời). Khi về Việt
Nam họ không muốn “làm quen lại”, Ví dụ từ “abstract”. Đó là từ các em
dưới 18 tuổi ít gặp ngoài phố. Rất có thể một em du học sinh phải ở nước
ngoài mấy năm mới bắt đầu dùng nó, bắt đầu cảm nhận khái niệm sâu sắc
từng ý nghĩa của nó. Khi về Việt Nam em ấy sẽ không quay lại dùng từ
“trừu tượng” dùng đâu mà quay lại.

“Tôi chẳng sính ngoại, chẳng trốn áp lực gì, cũng chưa đi du học ở đâu.

Tôi chỉ dùng mấy từ tiếng Anh đó vì chúng nó… nghe hay.” Tôi đoán đó
cũng là quan điểm phố biến. “Mix” tiếng Anh không vì lý do nào ngoài một
cảm giác “hay hay”. Just for fun. Tuy nhiên, nhìn kỹ vào cảm giác “hay
hay” đó, chắc sẽ thấy nhiều cảm giác “sâu sâu” và “sắc sắc” thuộc loại vừa
miêu tả trên.

Thêm một lý do nữa là “chơi tiếng Anh” không phải vì muốn nổi bật mà

không muốn nổi bật. “Mấy anh chị trong nghề toàn nói như thế, còn tôi
muốn professional giống họ.”

Rồi đến với lý do đơn giản nhất: ham hiểu biết. Mix tiếng Anh đơn giản

vì thích học hỏi và áp dụng kiến thức mới.

Có những đất nước ở Châu Á như Singapore và Philippines nói tiếng

Anh song song với tiếng mẹ đẻ. Cho dù có sự pha lẫn nhất định nhưng chủ
yếu đó là hai ngôn ngữ riêng biệt. Ở Việt Nam đang có nguy cơ thành hai
trong một. Tiếng Vietnamese. Không hẳn Tây, cũng không hẳn Ta. ,

Tôi không muốn tỏ ra quá bức xúc vì chuyện này. Là người nói tiếng

Anh mẹ đẻ nên tôi dễ bị so sánh với nhân vật chính trong phim Avatar -
người da trắng che chở dân da xanh khỏi bị nguy hiểm trước sự đe dọa xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.