Tuy nhiên “Netbook” là trường hợp ngoại lệ. Đa số lần xuất hiện từ tiếng
Anh trong câu nói người Việt trẻ thì có từ tiếng Việt thay thế, giống loại,
giống chức năng, giống ý nghĩa. Vậy câu hỏi tiếp theo là “Why?”. Nếu
không phải đế làm rõ nghĩa thì dùng những từ tiếng Anh đó để làm gì?
Để làm to. Để làm oách. Để chứng tỏ rằng mình là người có hiểu biết về
thế giới (khác bọn nhà quê). Sự mong muốn ấy người Việt hay đặt tên là
“tính sính ngoại”.
Điều thú vị với tôi là tính sính “ngoại” của người Việt có chất rất “nội”.
Tôi thấy nhiều người chọn dùng “đồ Tây” chủ yếu để được sự ngưỡng mộ
của ta. Bản chất các sản phẩm nhập khẩu đó có nhiều lợi thế. Nhưng nếu
không ai biết mình đang dùng thì chưa chắc mình đã mua đâu. Mua chiếc
bút của Thụy Sĩ không phải để ghi chữ mà để ghi điểm. Đến với Tây để
khoe với Ta.
Nếu đo “nhu cầu được ngưỡng mộ” của một xã hội bằng “mức độ sính
ngoại” của xã hội đó thì “nhu cầu được ngưỡng mộ” của xã hội Việt Nam
cao lắm. Khỏi phải nói, đó là sự ngưỡng mộ của nhau. Người Việt (đặc biệt
là người Hà Nội) có vẻ rất cần tình cảm từ phía xã hội. Làm người tốt bụng
hoặc thành đạt thì chưa đủ - phải được mọi người công nhận là người tốt
bụng, nhất trí là người thành đạt. Nhu cầu đó hay được thể hiện bằng
cách… thể hiện.
Một lý do nữa có thể để trốn áp lực văn hóa. Từ “love” đang rất phổ biến
ở Việt Nam. Rất nhiều em đang “love” rất nhiều anh. Mặc dù “I love you”
và “Em yêu anh” cùng một giá trị cơ bản nhưng với nhiều người Việt trẻ,
“Em yêu anh” bị tính tiền thuế, còn “I love you” được mua “duty free”.
Tiền thuế ấy (chỉ áp dụng với giao dịch trong nước) là các cảm giác ngại
ngùng, gượng gạo và “củ chuối” mà người trẻ đành phải chịu khi dùng
tiếng Việt để mô tả các feeling “khó nói”.
“Ổn định” đồng nghĩa với “Settle down” nhưng bị tính tiền thuế là mẹ
chồng. “Tài chính” đồng nghĩa với “Fianance” nhưng bị tính tiền thuế là