NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT - Trang 151

Không đơn giản như thế đâu nhé. (Mà với nhiều người nước ngoài học

tiếng Việt, cái “đơn giản” ấy đã khủng khiếp lắm rồi). Trời sẽ mưa gió.

Ví dụ, tôi thuê nhà cùng anh Hoàng, 40 tuổi, và anh Quân, 37 tuổi. Anh

Hoàng gọi anh Quân bằng “em”, nhưng tôi không nên nói:

“Anh Hoàng ơi, anh nhớ qua phòng em Quân lấy chìa khóa nhé!”

Ý tôi là “Quân: em của anh”, nhưng vì một luật people pháp nào đó nên ý

tôi không ra. Tôi phải nói “qua phòng anh Quân lấy chìa khóa”. Có nghĩa là
tôi không được nói hộ anh Hoàng. Tôi không được nói từ góc nhìn anh
Hoàng mà phải nói từ góc nhìn của chính mình. Góc nhìn khiêm tốn nhất.

Được: “Cháu ơi, cháu nhớ qua nhà cô Trâm lấy chìa khóa nhé!” (Trâm 20

tuổi, là em của tôi).

Không được: “Bác Minh ơi, bác nhớ qua nhà cháu Long lấy chìa khóa

nhé!” (Long 38 tuổi, là anh của tôi).

Cũng không được nhưng đỡ hơn một chút: “Anh Sơn ơi, anh nhớ qua nhà

chú Kiên lấy chìa khóa nhé!” (Kiên 65 tuổi, là bác của tôi và là chú của
Sơn).

Thế thì phải sửa lại luật people pháp đó:

“Khi nhắc người B trong lúc nói chuyện với người A thì mình có thể

dùng đại từ xưng hô nói hộ người A (nhắc người B từ góc nhìn người A),
trừ trường hợp người B lớn tuổi hơn mình, và đặc biệt trừ trường hợp người
B lớn tuổi hơn mình và người A lớn tuổi hơn người B…

Rất khác với “he/she/you/me” của tiếng Anh. Hiện chưa có quyển sách

nào mô tả hết các cấu trúc people pháp Việt Nam. (Có ai dám viết đâu?)
Thường người nước ngoài học tiếng Việt phải mò vào, lúc bị điện giật thì
phải nhớ rất rõ mình vừa sờ tay vào đâu. Nhưng giả sử có người chịu khổ
viết. Các trang sẽ phải hiện ra như thế này:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.