cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất. Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào
chú, chào bác!) Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp
về khả năng tiếp cận văn hóa của khách Tây - đến giờ vẫn có người ngạc
nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu
không khác gì du khách “ta” ở bên kia.
Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói) nhưng
không vì thế mà nhân viên phục vụ ỏ đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự
tin. Họ công bằng, họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào.
Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng
không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách Tây chạy
tới.
Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội
dạy thêm về văn hóa Việt Nam - “You are my ‘chị’, it means ‘older sister’”.
Đó là một Việt Nam tôi muốn du khách muốn thấy. Một Việc Nam tự tin.
Một Việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic” đạc tiêu chuẩn
ISO 9002.
Cách chào là một trọng những điều thiêng liêng nhất của một ngôn ngữ,
là điểm khởi đầu và khép tại một cuộc trò chuyện. Người Việt khá khiêm
tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập - nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào
của mình bằng lời chào của người ta “hé-lộ” một điều khó nói. Chào xong
thì dùng tiếng nào cũng được; nhưng phải chào xong đã.
Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn,
vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện
vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ. “Hello,
Hello”, các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố
mẹ giục: “Ông Tây kìa. Con Hê-lô đi”. Tôi cười mỉm, vẫy tay, bước ra khỏi
cổng. Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo
vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó liền nhìn lên và
nói “Chào chú!” (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa!”)
Tôi quý nó lắm! Quý nó vô cùng.