vượt qua số phận, vậy nên… Phim Juno kể về người dính bầu vậy nên…
Phim Cloverfìeld kể về chuyện thảm họa diệt vong, vậy nên…
Cách “dịch” này đang phổ biến dần ở mọi nước và nguyên nhân chính là
nguyên nhân các bạn đã nghĩ tới rồi: tiền. Ở Mỹ các nhà phê bình phim hay
nhắc đến vấn đề “mẫu số chung nhỏ nhất”. Cụm từ bắt nguồn từ toán học
(lowest common denominator) nhưng mang khái niệm rất xã hội, và hơi
thô: người thông minh có thể hiểu nội dung ngu nhưng người ngu không thể
hiểu nổi nội dung thông minh. Muốn tác phẩm của mình đến với khán giả
đông nhất thì phải đảm bảo “chất xám” của nó thích hợp với nhóm đối
tượng thấp nhất. Tất nhiên cụm từ này dùng để chê tác phẩm thiếu chất
xám, nhưng đằng sau nó là một sự thật kinh tế. Cõ lẽ lúc phim Ugly Betty
mới nhập về Việt Nam, có người dịch muốn đặt tên cho nó là “Nhung xấu
xí”. Tên Nhung trong tai người bên này nghe giống tên Betty trong tai
người bên đó (hơi già nhưng cũng hơi nhí nhảnh một chút), vậy bản chất
tên gốc được giữ nguyên. “Yo soy Betty, la fea”, “Ugly Betty”, “Nhung xấu
xí”.
“Không được em ạ”, anh marketing đáp lại. “Dân ta sẽ không thích tên
đó. Dân ta cần một cái tên dễ nuốt hơn. Không nên cá tính đến mức đó em
nhé. Với cả, người tên Nhung sẽ phản đối.”
Vậy nên Nhung, một con người cụ thể, phải nhường chỗ cho “cô gái”,
một danh từ chung chung. Có thể đổ là một thất bại về mặt nghệ thuật,
nhưng khó có thể phủ nhận đó là một thành công về mặt kinh doanh.
Tôi xin bịa một ví dụ ngược lại. Hãy hình dung một công ty truyền thông
của Mỹ nhập phim Bao giờ cho đến tháng mười để chiếu kỷ niệm 30 năm
sau Chiến tranh Việt Nam. “Waiting for October” là tên người dịch đề nghị,
vừa sát nghĩa vừa sát hồn. Anh marketing lắc đầu. “Khán giả sẽ không biết
nó là phim về cái gì. Tên tiếng Anh phải có mùi Việt Nam nặng chứ! Chủ
đề đang hot!”