Khi họ nhận ra điều này - nhận ra ý nghĩa sâu sắc của tên “Ratatouille” -
họ sẽ tự nói “Hóa ra” (chấm chấm chấm) với mình, hoặc với người ngồi
bên cạnh. Đó là đỉnh cao của nghệ thuật, còn phim Ratatouille đúng là một
tác phẩm nghệ thuật, không chỉ là phim cho trẻ con.
Khán giả Việt Nam sẽ không được thưởng thức cái “hóa ra” đó. Có khi
họ sẽ nhận ra một “Chú chuột đầu bếp” giống như tên phim nhưng đó chỉ là
“nhận ra” thôi, không có chút gì là “hóa ra” cả (còn nếu xem áp phích trước
thì họ nhận ra điều đó rồi). Anh marketing cướp mất cái “hóa ra”, nhất
quyết không cho phép công ty chọn tên tiếng Việt sâu sắc dựa trên món ăn
biểu tượng trong phim, pha chút chất gặm nhấm vào.
“Chú chuột đâu? Bếp đâu? Trẻ em sẽ không hiếu. Bố mẹ sẽ không dẫn
con đi xem!” Và câu đánh giá buồn cười nhất của các anh chị “marketers”
Việt Nam hay nói: “Có khi bên Tây thì được nhưng người Việt Nam mình
chậm hiểu lắm, em ạ.”
Bỏ qua những khán giả biết tiếng nước ngoài và chỉ xem tên tiếng Việt
như là phần mô tả. (Sao phải biết tiếng nước ngoài mới được thưởng chức
cái “hóa ra” đó?) Bỏ qua số tiền lớn mà tên dễ hiểu mang lại cho công ty
phát hành. (Biết đâu khán giả nhanh hiểu hơn nhiều người nghĩ và tên sắc
sảo mang lại số tiền không kém?) Bỏ qua các lời giải thích khác. Đó là
những vụ ăn cướp. Cướp món Ratatouille, cướp em Nhung, cướp tháng
Mười và để lại cánh đồng lúa.
Nói về cánh đồng, phim Cánh đồng bất tận gần đây bị dịch là “Floating
Lives “ (Những cuộc đời trôi nổi) - vậy trong bài viết này có trường hợp
thêm từ “cánh đồng” không hợp lý, cũng có những trường hợp bỏ từ “cánh
đồng” không hợp lý. “Endless Fields” nghe hay hơn nhiều, vừa sát nghĩa
vừa sát bản chất. Còn tên “Floating Lives “, mặc dù rất sát khung cảnh quay
hơn nhưng nghe rất “cố”. Trôi trên mồ hôi.
Tôi không biết công ty phát hành phim có hỏi ý kiến của Nguyễn Ngọc
Tư về vấn đề này không. Tôi hình dung một anh mặc com lê màu đen đi