Cuối cùng, “Bao giờ cho đến tháng Mười” phải nhường chỗ cho một tên
mang tính chất minh họa hơn: “Tears in the Rice Fields” (Nước mắt trên
cánh đồng lúa).
Chiếu thành công, công ty truyền thông đó nhập thêm phim Cải ơi dịch
“Oh Stepdaughter Where Art thou?” (Con riêng của vợ ơi, con đang ở
đâu?), phim Đẹp từng centimet dịch “The Boy Who Shoots Nudes” (Anh
chàng chụp hình nuy), phim Để mai tính dịch “My Gay Boss (Sếp tôi là
gay)…
Có lẽ đánh vào điện ảnh không công bằng. Phim là sản phẩm của chung,
không gian thương lượng rộng. Các anh chị biên kịch phim thường không
được chính đạo diễn thực hiện kịch bản của mình tôn trọng, chứ nói gì đến
các anh làm marketing cho công ty phát hành phim ở đất nước xa xôi.
Không gian thương lượng cho chương trình truyền hình lại càng rộng hơn;
mục đích chính là địa phương hóa tốt, đến với khán giả mới. Và kiếm tiền.
Người xem ti vi cũng như người hay đi rạp thuộc nhiều tầng lớp xã hội
“mẫu số chung nhỏ nhất” không được to cho lắm.
Nhưng đó là lô-gíc suy dinh dưỡng. Thứ nhất, điện ảnh chỉ là lĩnh vực
điển hình - việc gói lại sản phẩm cho phù hợp với khán giả đông đang diễn
ra ở nhiều lĩnh vực khác: văn học, âm nhạc, thời sự… đánh vào cái điển
hình là đánh vào tất. Thứ hai, kể cả trong một lĩnh vực thoải mái như điện
ảnh và với một việc đơn giản như đặt lại tên, tư duy “nhỏ nhất” vẫn có hại
cho khán giả. Bởi nó cướp của họ một cái “hóa ra” rất có giá trị.
Quay lại với phim Ratatouille. Trước khi xem nó, ít khán giả Mỹ biết
“Ratatouille” cụ thể là cái gì. Không khán giả nào đã hiểu sẵn ý nghĩa của
“Ratatouille” trong câu chuyện phim. Trong lúc xem, họ mới biết
“Ratatouille” là món ăn bình dân truyền thống của Pháp, mới hiểu đó là
biểu tượng cửa thông điệp lớn nhất trong phim: “Những điều giản dị và có
ý nghĩa sẽ đi sâu vào lòng con người hơn những điều sang trọng, hoành
tráng”.